16/02/2025 12:02 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đi bộ qua đường, chịu khó bước lại vạch trắng và vẫy tay

Không rõ vì việc đi bộ giờ khá phổ biến hay vì đi bộ sai luật có thể bị phạt đến 600.000 đồng mà buổi tập thể dục sáng ở công viên gần nhà tôi trở nên rôm rả hẳn.

Đi bộ qua đường, chịu khó bước lại vạch trắng và vẫy tay - Ảnh 1.

Người đi bộ qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường... - Ảnh: Tư liệu TTO

Buổi tập thể dục sáng ở công viên gần nhà tôi trở nên rôm rả hẳn. 

Người thì khơi mào: "Đường sá nhiều nơi chật chội nên đi bộ thế nào là đúng?". Người khẳng định "phải đi trên vỉa hè, lề đường". Người băn khoăn: "Có chỗ không có vỉa hè, lề đường hoặc có nhưng bị lấn chiếm hết thì phải làm sao?"...

Vẫy tay, giơ tay đi bộ qua đường, từ thói quen đến quy định

Nói qua nói lại rồi chuyển sang tranh luận khi ai đó đề cập đến chuyện băng qua đường. Người bảo "đi trên vạch dành cho người đi bộ và nhất định phải vẫy tay". 

Người thì "không cần vẫy, chỉ cần giơ tay lên khỏi đầu là được". Người lắc đầu nguầy nguậy "vẫy hay giơ là tùy ý, không làm cũng chẳng sao". Người chắc nịch "luật mới yêu cầu phải vẫy hoặc giơ tay"... Chừng khi được xác định đâu đó rõ ràng mọi người mới vỡ lẽ.

Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 1-1-2025) thì người đi bộ phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ. 

Trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình.

Cũng theo luật, người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. 

Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay.

Lâu nay việc vẫy hay giơ tay báo hiệu khi đi bộ qua đường là một cách làm, thói quen tốt của nhiều người. Từ 1-1-2025 luật bắt buộc "phải có tín hiệu bằng tay" nhưng không phải ở mọi nơi mà chỉ là ở nơi không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường…

"Chịu khó bước lại vạch trắng thôi"

Theo quy định, phạt 600.000 đồng đối với các lỗi vi phạm nhiều nguy hiểm như mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy; đi vào đường cao tốc (trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc).

Riêng việc không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định... thì mức phạt từ 150.000 - 250.000 đồng.

Vẫn còn nơi này nơi kia còn có chuyện giành chỗ hay người đi bộ không được xe cộ nhường đường nên việc đi lại có thể gặp không ít khó khăn, nhưng người đi bộ không thể lấy lý do đó để không đi đúng luật (trừ trường hợp bất khả kháng). 

Nói như nhóm tập thể dục chỗ tôi là "phải chịu khó bước lại vạch trắng thôi", "cẩn thận vẫn hơn", "từ giờ phải tập đi như khi mình ra nước ngoài á"…

Chỉ có như thế thì mỗi cá nhân mới có thể tự bảo vệ được mình ở mức tốt nhất có thể, rồi mới có thể yêu cầu những người khác tham gia giao thông đúng luật. 

Tôi an tâm chạy về nhà bằng xe gắn máy

Tôi có người thân, bạn bè vì mưu sinh nên ngày nào cũng mấy bận vất vả trên chiếc xe với cung đường giữa nhà và cơ quan, nên dù đã "ẩn cư trên núi sau khi nghỉ hưu", cứ mỗi lần đọc những tin tức về tai nạn giao thông là tim tôi như thắt lại.

Tôi từng đi nhiều nước và nhận thấy người tham gia giao thông các nước chấp hành rất tốt mà mong ước nếu như nước mình...

Rồi nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ "quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe" ra đời.

Thật sự tôi an tâm khi trở lại thành phố thăm nhà. Với chiếc xe hai bánh quen thuộc của mình, giờ tôi không lo lắng về việc nhiều xe vượt đèn đỏ nữa mỗi lần băng ngang một giao lộ.

Từ đường nhỏ băng ra đường lớn, tôi chỉ cần nhìn và nhường theo hướng xe chạy tới chứ không phải lo sợ các xe đi ngược chiều phía ngược lại nữa.

Và quan trọng nhất, các xe lớn đã xếp hàng nối đuôi nhau chứ không còn dám lấn vào phần đường của xe hai ba bánh nữa, trừ các làn đường hỗn hợp vẫn còn tình trạng này.

Thói quen người dân cũng dần thay đổi, khi ra đường đã nghiêm túc tuân thủ luật lệ giao thông.

Tai nạn giao thông đã giảm rõ rệt. Đó là kết quả mà tôi vẫn mong đợi lâu nay và tôi tin cũng là mong đợi của bao người dân khác.

Ngoài biện pháp xử phạt nghiêm theo quy định, cơ quan chức năng cần đảm bảo cơ sở hạ tầng cho người dân đi lại. Đường sá, cầu cống cần được phát triển về mặt số lượng cũng như chất lượng.

Cần phải phát hiện trước những nguy cơ có thể xảy ra cho các phương tiện tham gia giao thông để khắc phục, chứ không phải chờ tới lúc có tai nạn mới khắc phục như một số trường hợp lâu nay.

Hy vọng từ 'toa thuốc' nghị định 168 cho giao thông

Nghị định 168 đi vào cuộc sống được 10 ngày. Nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ vốn là "chuyện thường ngày" trước đây đã giảm thấy rõ. Nhưng vẫn cần thêm những điều kiện để trật tự giao thông thay đổi nhanh hơn nữa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum

Với địa hình đồi núi, khoảng cách giữa TP Kon Tum và TP Quảng Ngãi hiện nay lên đến 200km. Ban Thường vụ 2 tỉnh cơ bản thống nhất thành lập cơ sở 2 của tỉnh Quảng Ngãi mới ở TP Kon Tum để thuận tiện điều hành.

Sau hợp nhất, tỉnh Quảng Ngãi mới sẽ có cơ sở 2 ở Kon Tum

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Sau cơn mưa lớn đầu mùa, đủ loại rác trôi theo dòng nước dồn ứ tại khu vực cống hộp trên kênh Hy Vọng, quận Tân Bình, TP.HCM. Ngày 11-5, các tình nguyện viên cùng với lực lượng chức năng đã dọn khoảng 20 tấn rác và gắn phao chắn rác ở khu vực trên.

Thanh niên mướt mồ hôi vớt 20 tấn rác dồn ứ trên kênh Hy Vọng

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Trụ sở dôi dư sau sáp nhập tại Hậu Giang được ưu tiên chuyển đổi công năng để làm cơ sở y tế, giáo dục, công viên, thư viện.

Hậu Giang lấy trụ sở dôi dư làm thư viện, công viên

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Phương án sáp nhập cấp xã của 34 tỉnh, thành, nơi nào có số phường xã nhiều nhất?

Sau sắp xếp, cả nước từ 10.035 đơn vị cấp xã giảm 6.714 đơn vị (giảm 66,91%), còn 3.321 đơn vị hành chính cấp xã.

Phương án sáp nhập cấp xã của 34 tỉnh, thành, nơi nào có số phường xã nhiều nhất?

Kinh hoàng người mặc áo đen cầm vật nghi giống roi điện gí vào một phụ nữ ở Phú Quốc

Cộng đồng mạng Phú Quốc vừa đăng tải đoạn clip ngắn cảnh hãi hùng về một người cầm vật lạ trên tay rồi liên tục gí vào người phụ nữ.

Kinh hoàng người mặc áo đen cầm vật nghi giống roi điện gí vào một phụ nữ ở Phú Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar