25/04/2025 16:54 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dệt may vẫn xuất khẩu tốt, một doanh nghiệp báo lãi tăng gần 50 lần

Một doanh nghiệp Việt Nam chuyên sản xuất sợi, là đối tác của Nike, Adidas, Fast Retailing (Uniqlo)…ghi nhận lãi ròng trong quý đầu năm nay tăng hơn 4.900% so với cùng kỳ năm ngoái.

dệt may - Ảnh 1.

Người lao động làm việc trong nhà máy sợi - Ảnh tư liệu: HỒNG PHÚC

Kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong quý 1-2025, với tình hình khả quan, thậm chí tăng trưởng vượt kỳ vọng.

Thị trường Mỹ tiếp tục đóng góp quan trọng

Theo báo cáo tài chính quý 1-2025 vừa công bố, Công ty cổ phần Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK) ghi nhận doanh thu quý đầu năm đạt hơn 376 tỉ đồng, tăng hơn 41% so với cùng kỳ do tăng doanh số bán hàng. 

Ngoài ra nhờ doanh số bán cùng giá bán cao hơn cùng kỳ, khoản lợi nhuận gộp đã tăng mạnh và biên lợi nhuận gộp đạt gần 21%, góp phần giúp khoản lãi sau thuế vọt lên 35,6 tỉ đồng, tương đương tăng hơn 4.900% so với quý 1-2024.

Bà Nguyễn Phương Chi - giám đốc chiến lược Sợi Thế Kỷ - cho biết trong 90 ngày đầu năm, công ty có 13 khách hàng mới. 

Là doanh nghiệp chuyên sản xuất sợi, Sợi Thế Kỷ hoạt động theo mô hình B2B, cung cấp cho các nhà sản xuất trong ngành dệt may và cũng là đối tác của hãng thời trang như Nike, Adidas, Fast Retailing (Uniqlo)… Gần 72% doanh thu của công ty này đến từ thị trường nội địa và xuất khẩu tại chỗ.

Không chỉ Sợi Thế Kỷ, nhiều doanh nghiệp dệt may khác cũng báo cáo kết quả kinh doanh khả quan. 

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, ông Song Jae Ho - tổng giám đốc Công ty dệt may đầu tư thương mại Thành Công - cho biết doanh thu và lợi nhuận quý 1 năm nay ước tăng lần lượt 8% và 25%. Thị trường Mỹ tiếp tục là quan trọng, chiếm khoảng 30% doanh thu xuất khẩu. 

Trong khi đó, thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn được doanh nghiệp này duy trì tăng trưởng, còn thị trường châu Âu vẫn gặp nhiều khó khăn, buộc doanh nghiệp phải nỗ lực mở rộng tệp khách hàng.

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG, đối tác cung cấp sản phẩm cho Decathlon, Columbia… cũng ghi nhận kết quả tích cực trong quý đầu năm, với doanh thu thuần tăng hơn 11% và lãi ròng tăng nhẹ.

Dệt may vẫn xuất khẩu tốt, một doanh nghiệp báo lãi tăng gần 50 lần - Ảnh 2.

Một số tiêu chí lựa chọn nguồn cung theo khảo sát của Hiệp hội Công nghiệp thời trang Mỹ - Nguồn: STK

Ba tháng đầu năm 2025, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 3,8 tỉ USD, tăng hơn 15% so với cùng kỳ. Các doanh nghiệp trong ngành đang nỗ lực đa dạng hóa thị trường, giúp xuất khẩu sang Nhật Bản và EU đều tăng trưởng hai con số, lần lượt là 12% và 13,5%.

Ở chiều ngược lại, xuất khẩu sang Hàn Quốc giữ nguyên ở mức 800 triệu USD, đi ngang so với cùng kỳ.

Sản phẩm ít bị thay thế

Liên quan đến chính sách thuế đối ứng từ chính quyền Mỹ, đại diện Sợi Thế Kỷ nhận định các sản phẩm dệt may làm từ sợi nhân tạo của Việt Nam ít bị thay thế tại thị trường Mỹ do nắm giữ thị phần lớn, có khả năng sản xuất đa dạng và đáp ứng nhanh đơn hàng nhờ chuỗi cung ứng phát triển.

Ngoài Mỹ, các doanh nghiệp cũng đang tích cực mở rộng sang các thị trường như EU, Canada, Úc và Trung Đông, để giảm thiểu rủi ro từ sự thay đổi chính sách ở một số quốc gia.

Theo số liệu từ Văn phòng Dệt may Mỹ (OTEXA), Việt Nam hiện là nước xuất khẩu dệt may lớn thứ hai vào thị trường Mỹ, chỉ sau Trung Quốc, cho cả sản phẩm dệt may từ sợi nhân tạo và sợi cotton. Điều này mở ra cơ hội thu hút thêm đơn hàng, nhất là trong bối cảnh hàng Trung Quốc đang chịu mức thuế cao hơn.

Bà Nguyễn Phương Chi cho rằng tại thị trường Mỹ, dù thị phần khối lượng xuất khẩu của Việt Nam (17-19%) nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc (43-46%), nhưng nếu xét theo thị phần trị giá xuất khẩu, Việt Nam không hề thua kém. Điều đó cho thấy hàng dệt may Việt Nam có một lợi thế cạnh tranh quan trọng trong bối cảnh hiện tại đó là giá trị cao hơn trên mỗi đơn vị hàng hóa.

Bất chấp thuế, một doanh nghiệp dệt may tăng lợi nhuận và nâng thu nhập

May Việt Tiến lên kế hoạch tăng lợi nhuận trước thuế năm nay lên 330 tỉ đồng và thu nhập bình quân của lao động là 13 triệu đồng/tháng; tương ứng tăng lần lượt 9% và 4% so với năm vừa qua.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị Tập đoàn Vingroup đồng hành cùng thành phố thực hiện hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng thành phố xanh và thân thiện với môi trường.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì nghiên cứu giao thông xanh toàn TP.HCM mở rộng

Đường băng sân bay Phù Cát khai thác 60 năm, vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế

Sau 60 năm khai thác, đường băng sân bay Phù Cát đã vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế, xuất hiện nứt nẻ, không đảm bảo an toàn vận hành, cần phải xây đường băng số 2.

Đường băng sân bay Phù Cát khai thác 60 năm, vượt 3 lần tuổi thọ thiết kế

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Lạm phát lõi tại Nhật Bản tăng vọt trong tháng 4 kéo theo giá gạo cao gấp đôi đã gia tăng áp lực lên BOJ, trong bối cảnh nước này phải cân bằng giữa kiểm soát giá cả và những bất ổn kinh tế từ chính sách thuế quan của Mỹ.

Nhật Bản chao đảo vì giá gạo tăng vọt 98%, lạm phát lõi vượt mốc 3,5%

Dùng thẻ ngân hàng đi metro TP.HCM như ở Tokyo, Thượng Hải…

Không phải xếp hàng và dùng tiền mặt chờ mua vé khi đi metro TP.HCM, giờ đây hành khách có thể dùng chính thẻ ngân hàng, điện thoại di động chạm ở cổng soát vé để thanh toán.

Dùng thẻ ngân hàng đi metro TP.HCM như ở Tokyo, Thượng Hải…

Các khu công nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển xanh để thu hút FDI giữa thách thức thuế đối ứng

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đối mặt với những tác động ngắn hạn từ chính sách thuế đối ứng của Mỹ, song các chủ đầu tư đang nỗ lực "xoay trục" để giữ vững vai trò là điểm sáng trong thu hút FDI.

Các khu công nghiệp Việt đẩy mạnh phát triển xanh để thu hút FDI giữa thách thức thuế đối ứng

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm

Tập đoàn Livzon, thông qua công ty con tại Singapore, vừa công bố dự chi hơn 5.730 tỉ đồng để mua lại gần 65% cổ phần công ty dược ở Việt Nam.

Hãng dược Trung Quốc dự chi hơn 5.700 tỉ đồng để mua gần 65% vốn Imexpharm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar