10/07/2025 11:41 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dệt may muốn tăng tự chủ nguyên liệu

Trong thời gian chờ kết quả liên quan đến thuế đối ứng, nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đẩy mạnh tái cấu trúc chuỗi cung ứng theo hướng giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, tăng tỉ lệ nội địa hóa, nâng cao năng lực tự chủ.

dệt may - Ảnh 1.

Ngành dệt may “tăng tốc” tái cấu trúc chuỗi cung ứng, ưu tiên đầu tư nguyên liệu trong nước để nâng cao năng lực tự chủ - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Các doanh nghiệp dệt may đồng tình rằng không thể tiếp tục dựa vào mô hình gia công truyền thống hay lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài. Muốn tồn tại và phát triển bền vững, phải chủ động thích ứng, chuyển mình mạnh mẽ hơn.

Chủ động chuỗi cung ứng

Theo ông Trần Như Tùng - chủ tịch HĐQT Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM), doanh nghiệp đã sớm chuyển hướng sang chuỗi sản xuất khép kín, tự chủ từ khâu nhập bông, kéo sợi, dệt, nhuộm đến cắt may, qua đó không phụ thuộc vào nguyên liệu từ một quốc gia cụ thể. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể chứng minh được xuất xứ nội địa của sản phẩm, một yếu tố quan trọng giúp giảm thiểu rủi ro thuế quan.

"Nếu chứng minh được 100% nguyên liệu đầu vào có xuất xứ Việt Nam, mức thuế xuất khẩu sang Mỹ sẽ giảm đáng kể", ông Tùng nói nhưng thừa nhận phần lớn doanh nghiệp dệt may trong nước là doanh nghiệp nhỏ và vừa do đó vẫn đang ở hình thức gia công đơn thuần, trong khi nguyên phụ liệu vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.

Cùng quan điểm, ông Phạm Quang Anh, giám đốc Công ty may Dony, đánh giá rằng trong bối cảnh bất ổn địa chính trị ngày càng gia tăng, việc đầu tư vào nội địa hóa không còn là lựa chọn mà là "yêu cầu tất yếu". Theo ông, khả năng tự chủ sẽ trở thành vũ khí chiến lược để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trước các biến động khó lường.

"Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn "cố gắng làm", chưa bước vào trạng thái "buộc phải làm". Nhưng chỉ khi rơi vào tình thế bắt buộc, con người mới có thể làm nên điều phi thường", ông Quang Anh nói và đồng thời đặt vấn đề: "Nếu không bắt đầu từ bây giờ, thì bao giờ mới đến đích?".

"Giá rẻ" không còn là lợi thế

dệt may - Ảnh 2.

Ngành dệt may Việt Nam muốn tăng tỉ lệ nội địa hóa. Trong ảnh: buôn bán quần áo tại chợ Bến Thành (TP.HCM) - Ảnh: TỰ TRUNG

Từ góc độ hiệp hội ngành, ông Phạm Văn Việt, phó chủ tịch thường trực Hội Dệt may thêu đan TP.HCM, cho rằng ngành dệt may Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp thiết phải tái cấu trúc chuỗi cung ứng theo hướng tích hợp trong nước, tiến tới giảm phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ những thị trường tiềm ẩn rủi ro nước ngoài.

Ông Việt đặc biệt nhấn mạnh mô hình "nearshoring nội địa" - phát triển chuỗi sản xuất khép kín ngay trong nước, bao gồm từ sợi - dệt - nhuộm - hoàn tất đến logistics và tài chính xanh. TP.HCM với hạ tầng và nguồn lực hiện có, có thể đi đầu bằng cách hình thành khu công nghiệp thời trang xanh đạt chuẩn ESG, tích hợp trung tâm kiểm định chất lượng, logistics, thương mại điện tử và các công cụ tài chính carbon.

"Ngành dệt may không thể mãi duy trì mô hình FOB (gia công theo đơn hàng có sẵn) - vốn có biên lợi nhuận thấp và dễ bị thay thế bởi các quốc gia chi phí thấp hơn như Bangladesh, Myanmar", ông Việt phân tích. Theo đó, con đường sống còn của doanh nghiệp là chuyển từ FOB sang ODM (thiết kế theo đơn đặt hàng), tiến tới OBM (xây dựng và kinh doanh thương hiệu riêng trên thị trường toàn cầu).

Tuy nhiên, để thực hiện được chuyển đổi trên, ông Việt cho rằng cần một "cuộc đại tu" về chính sách và tư duy quản lý. Nhà nước cần chuyển từ vai trò quản lý hành chính sang kiến tạo hệ sinh thái, trong đó doanh nghiệp không đơn độc mà được kết nối chặt chẽ từ khâu nguyên liệu, sản xuất, thiết kế đến logistics và thương mại điện tử.

"Không thể tiếp tục cách làm cũ. Ngành dệt may Việt Nam phải bước vào một giai đoạn mới - chủ động, sáng tạo và bền vững. Chỉ khi làm chủ được thương hiệu, công nghệ và dữ liệu chuỗi cung ứng, chúng ta mới thực sự có tiếng nói trên thị trường toàn cầu", ông Việt khẳng định.

Xuất khẩu dệt may duy trì đà tăng trưởng ổn định

Dù thị trường 5 tháng đầu năm 2025 còn nhiều thách thức về tiêu dùng và thuế quan, xuất khẩu dệt may vẫn ghi nhận mức tăng ổn định. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch toàn ngành đạt gần 17,6 tỉ USD, tăng 9% so với cùng kỳ 2024; riêng hàng may mặc đạt 13,82 tỉ USD (tăng 11,6%), vải tăng 6%, trong khi xơ sợi giảm nhẹ.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất với gần 7 tỉ USD (tăng 17%). Các thị trường trọng điểm khác như EU, Nhật Bản, ASEAN đều ghi nhận mức tăng hai con số. Hiện sản phẩm dệt may Việt Nam đã có mặt tại 132 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thành quả trên được các chuyên gia đánh giá là kết quả từ nỗ lực thích ứng linh hoạt của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động.

Tận dụng lợi thế từ 17 FTA đã ký (trong đó 16 đang có hiệu lực), doanh nghiệp đang đẩy mạnh đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng hoàn thành 2/3 kế hoạch lợi nhuận năm ngay trong quý 3 để dự phòng cho các biến động sắp tới.

Cơ hội xuất khẩu hàng dệt may và giày dép, nông sản Việt sang Nhật

Thị trường Nhật Bản đang trở thành điểm đến lý tưởng cho hàng dệt may, giày dép và nông sản Việt. Doanh nghiệp cần nắm bắt xu hướng và đầu tư vào chất lượng để phát triển bền vững.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lào hỗ trợ tháo gỡ loạt vướng mắc dự án muối mỏ kali quy mô 520 triệu USD của Vinachem

Trên cơ sở tháo gỡ vướng mắc cho dự án, Vinachem đã triển khai các công việc liên quan như thủ tục pháp lý, chuẩn bị nguồn lực, xúc tiến các hoạt động kỹ thuật - tài chính cho dự án.

Lào hỗ trợ tháo gỡ loạt vướng mắc dự án muối mỏ kali quy mô 520 triệu USD của Vinachem

TP.HCM có gần 700 tài nguyên du lịch hấp dẫn chờ được khai thác

TP.HCM có gần 700 tài nguyên từ di sản văn hóa đến ẩm thực có thể thành điểm đến du lịch. Ngành du lịch thành phố đang tận dụng cơ hội, lên kế hoạch phát triển các sản phẩm mới để hấp dẫn du khách.

TP.HCM có gần 700 tài nguyên du lịch hấp dẫn chờ được khai thác

Hà Nội ban hành nghị quyết cấm sử dụng túi ni lông, hộp nhựa xốp đựng thực phẩm

Chợ, cửa hàng tiện lợi không lưu hành và sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi ni lông, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học kể từ ngày 1-1-2028.

Hà Nội ban hành nghị quyết cấm sử dụng túi ni lông, hộp nhựa xốp đựng thực phẩm

Tổng thống Brazil phản ứng với mức thuế 50% của ông Trump

Tổng thống Brazil Lula tuyên bố sẽ áp "luật đối ứng kinh tế" của Brazil sau khi Mỹ công bố mức thuế quan 50% với nước này.

Tổng thống Brazil phản ứng với mức thuế 50% của ông Trump

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

"Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi" - phát biểu của bà Phạm Khánh Phong Lan, giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM, khiến nhiều người giật mình...

'Tôi xin nói thẳng: bánh nhà làm thì để nhà ăn thôi'

Ông Phạm Ngọc Vịnh ngồi vào ghế nóng chủ tịch Bamboo Airways

Sáng 10-7, Bamboo Airways chính thức công bố ông Phạm Ngọc Vịnh giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2023-2028, kế nhiệm ông Phan Đình Tuệ.

Ông Phạm Ngọc Vịnh ngồi vào ghế nóng chủ tịch Bamboo Airways
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar