01/05/2024 13:35 GMT+7

Đền bù dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu: Làm cả ngày lễ, tăng tốc cho ‘chiến dịch’ 30 ngày đêm

Những ngày nghỉ bù và nghỉ lễ, cán bộ chủ chốt ở các ban ngành và nhân viên làm công tác đền bù ở tỉnh Đồng Nai đã đến các địa phương tiếp tục đối thoại với dân, để làm đền bù dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Tổ đền bù đang hội ý đối chứng các hồ sơ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu - Ảnh: H.M.

Tổ đền bù đang hội ý đối chứng các hồ sơ dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu - Ảnh: H.M.

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, ngày 1-5, các tổ làm đền bù cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vẫn xuống địa bàn các phường Phước Tân, Tam Phước họp dân, công khai đơn giá đền bù đất, tài sản trên đất để ghi nhận tâm tư ý kiến của người dân.

Ăn cơm hộp, làm việc xuyên lễ

Để thực hiện "chiến dịch" 30 ngày đêm theo chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Hồng Quế - phó giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án bồi thường giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh Đồng Nai - cho biết: Những ngày nghỉ lễ, nghỉ bù, nhân viên của ban cùng các sở ngành, chính quyền địa phương vẫn làm làm việc xuyên suốt.

Trong ngày 1-5, các tổ công tác vẫn đang thực hiện các công việc quy chủ, đối soát thực địa, niêm yết, công khai phương án đền bù, xử lý sai lệch bản đồ, ranh giới, xác nhận nguồn gốc đất, thẩm định, lập phương án bồi thường...

Ông Quế cho hay trong những ngày qua, các tổ công tác vẫn bám trụ đi thực địa bất kể trời nắng nóng để kiểm tra dữ liệu đất đai tại hai phường Phước Tân, Tam Phước, nhằm khẩn trương thu hồi đất làm dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu như chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai.

"Anh em tập trung ở khu vực dự án, tranh thủ làm việc. Đến giờ ăn thì ăn cơm hộp, rồi tranh thủ làm việc tiếp để tận dụng thời gian", ông Quế chia sẻ.

Trước 30-6 phải phê duyệt được phương án bồi thường

Trước đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã phát động chiến dịch 30 ngày thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm trên địa bàn, trong đó có dự án trọng điểm cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.

Ông Võ Tấn Đức, quyền chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết việc giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm chính thuộc người đứng đầu chính quyền các cấp. 

Để việc tổ chức thực hiện hiệu quả cần có sự phối hợp đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đơn vị liên quan.

Chủ tịch UBND TP Biên Hòa Đỗ Khôi Nguyên (bìa trái) tặng quà, động viên nhân viên làm công tác đền bù xuyên lễ - Ảnh: H.M.

Chủ tịch UBND TP Biên Hòa Đỗ Khôi Nguyên (bìa trái) tặng quà, động viên nhân viên làm công tác đền bù xuyên lễ - Ảnh: H.M.

Vì vậy, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu đến ngày 20-5-2024 phải thực hiện được việc "lấy ý kiến người dân trong khu vực có đất thực hiện dự án" cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và "niêm yết công khai về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư".

Đến trước ngày 30-6-2024 phải phê duyệt được phương án bồi thường, thu hồi đất và bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư triển khai dự án.

Thời gian giao mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa cũng là cột mốc UBND tỉnh Đồng Nai cam kết với Thủ tướng Chính phủ, sau khi bị phê bình giải phóng mặt bằng quá chậm.

Theo ông Đức, trong 'chiến dịch' 30 ngày đêm cho dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao cho chính quyền và các đơn vị liên quan lộ trình thực hiện.

Cụ thể, trong tháng 5-2024, phải hoàn thành các công việc như kiểm đếm, thống kê nhà ở, tài sản gắn liền với đất, xác nhận nguồn gốc đất, thời điểm sử dụng đất, đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp… Sau đó, lấy ý kiến người dân, niêm yết công khai phương án bồi thường.

Tương tự, đoạn cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu qua địa bàn huyện Long Thành, có 2.238 trường hợp đã kiểm đếm cũng phải thẩm tra về nhà ở, công trình trên đất, họp dân, niêm yết công khai phương án bồi thường trước 20-5 tới…

Phải công khai khu tái định cư ở dự án cao tốc cho dân biết

Ngoài dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu trong 'chiến dịch' 30 ngày đêm, lãnh đạo UBND thành phố Biên Hòa tập trung nguồn lực, vật lực để đẩy nhanh tiến độ dự án đường ven sông Cái từ đường Hà Huy Giáp đến đường Trần Quốc Toản (hoàn thành việc thẩm tra về đất, nhà ở, công trình trên đất, phê duyệt phương án bồi thường…), và dự án đường trục trung tâm thành phố Biên Hòa để có mặt bằng thi công cầu Thống Nhất.

Tỉnh Đồng Nai giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối để theo dõi chung tiến độ thực hiện tại các dự án. Hằng tuần, phải rà soát lại tiến độ khối lượng công việc đã hoàn thành để tính tiếp công việc cho tuần tiếp theo.

UBND tỉnh Đồng Nai lưu ý "phải xác định cụ thể các khu tái định cư được bố trí cho từng dự án để công khai đến người dân phải di dời biết". Trước ngày 1-5-2024 phải xây dựng được phương án bố trí tạm cư.

Không đưa dân ở dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vào khu tái định cư sân bay Long Thành

Đây là kết luận của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan việc bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và tuyến giao thông kết nối T1, T2.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Thủ tướng yêu cầu xây dựng và triển khai ngay chương trình giám sát việc thực hiện cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói và an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật từ gốc đối với trái sầu riêng.

Thủ tướng chỉ đạo loạt nhiệm vụ siết quản lý để thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Tỉnh ủy Khánh Hòa đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức tiếp 31 hộ dân kêu vì bị giải tỏa xây trụ sở tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa chỉ đạo tiếp 31 hộ dân kêu việc  giải tỏa nhà xây trụ sở tỉnh

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

UBND tỉnh Phú Yên đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với 2 dự án lớn trong khu kinh tế Nam Phú Yên.

Chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án lớn tại khu kinh tế Nam Phú Yên

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Với nhiều người dùng tại Việt Nam, Telegram là một nền tảng tin nhắn tức thời cũng phổ biến như Messenger, Wechat, Zalo, WhatsApp hay Line.

Telegram để hổng cho nhiều cái xấu, dù là nền tảng của nhiều doanh nghiệp công nghệ

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Ông Trần Hồng Thái, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đã vào "điểm nóng" để xử lý những tồn đọng tại dự án trọng điểm hồ thủy lợi Ta Hoét.

Lần đầu tiên chủ tịch tỉnh Lâm Đồng đối thoại với người dân tại 'điểm nóng' Ta Hoét

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng là hai 'tư lệnh' ngành sẽ đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Quốc hội sẽ chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar