06/10/2019 07:32 GMT+7

Đem điện thoại gửi hàng xóm… vì con

KHÁNH HƯNG
KHÁNH HƯNG

TTO - Nhiều ông bố bà mẹ tỏ ra tự hào vì con mình mới ít tuổi mà biết xài hết chức năng của điện thoại, máy tính... Có người dùng điện thoại để con nghe lời. Và rồi những đứa trẻ không còn cần bố mẹ, chỉ cần điện thoại...

Đem điện thoại gửi hàng xóm… vì con - Ảnh 1.

Một trẻ đang chơi game trên điện thoại - Ảnh: REUTERS

Đọc những chia sẻ về cách dạy con dùng điện thoại trên báo Tuổi Trẻ, tôi nhớ đến anh hàng xóm phải qua nhờ tôi cất giùm điện thoại và máy tính bảng vì "ở nhà anh giờ giấu chỗ nào thằng nhóc cũng tìm thấy. Nó xem điện thoại cả ngày, chả chịu học hay làm gì hết".

Tôi tự hỏi phải chăng đã đến lúc các bậc phụ huynh phải có ứng xử phù hợp với con cái mình trong việc sử dụng các thiết bị thông minh?

Ai cũng biết, việc để trẻ con tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử như điện thoại, ipad, máy tính… sẽ gây nhiều tác hại. Từ việc ảnh hướng đến sức khỏe thể chất cho đến sức khỏe tinh thần. Đó là các bệnh béo phì, cận thị, rối loạn hành vi, và điều nguy cấp nhất chính là tạo ra "khoảng cách" giữa con cái và bố mẹ, ông bà, khiến cho trẻ em mất đi sự hồn nhiên, trong sáng vốn có.

Thế nhưng, trước những tác hại đó, trên thực tế nhiều bậc phụ huynh vẫn xem nhẹ. Thậm chí, có nhiều ông bố bà mẹ còn tỏ ra tự hào vì con mình mới ít tuổi mà biết xài hết chức năng của điện thoại, máy tính. Trên mạng xã hội Facebook nhiều phụ huynh còn "khoe" con cái mình ngoan với hình ảnh cháu vừa uống sữa vừa chăm chăm vào màn hình điện thoại.

Hình ảnh trẻ em gắn với chiếc điện thoại giờ đây rất phổ biến. Ra công viên, đến sân bay, thậm chí ngoài đường cũng thấy hình ảnh trẻ vừa ăn vừa xem điện thoại. Nhiều gia đình còn dùng điện thoại thông minh như một cách để con cái tập trung, để dỗ dành. Và những thiết bị thông minh này trở thành "bảo mẫu" cho trẻ em, không cần bố mẹ nữa. Đó là một thực tế mà tôi nghĩ rất kinh khủng.

Anh hàng xóm của tôi trước đó còn rất tự hào về việc con anh "sành" hết điện thoại đến Ipad. Tôi nhớ có lần anh bảo thời này rồi trẻ em cũng phải biết công nghệ. Nhưng dần dà anh tâm sự chính "công nghệ" lại đang khiến con anh trở nên khó bảo hơn. Và minh chứng gần nhất chính là việc anh phải "đi gửi điện thoại", vì giấu ở đâu con cũng tìm cho bằng được.

Chúng ta đều biết những ông hoàng về công nghệ như Bill Gates đều cấm con cái mình dùng điện thoại và các thiết bị thông minh cho đến 14 tuổi. Và chúng ta cũng biết những tác hại của các thiết bị đó với trẻ nhỏ. Nhưng rõ ràng, từ câu chuyện trên cùng thực tế tôi thấy, nhiều bậc phụ huynh vẫn chưa đưa ra cách ứng xử phù hợp, đa số vẫn thờ ơ.

Có lẽ, ngay bây giờ các bậc phụ huynh cần phải "mạnh tay" hơn trong việc con cái mình sử dụng thiết bị thông minh. Nếu không, sẽ có ngày như anh hàng xóm gần nhà tôi phải đi "nhờ giữ hộ".

Con nghỉ học, đánh bố mẹ để... đòi lại điện thoại, iPad

TTO - Với tâm lý 'hè mà, để con chơi chút cho thoải mái', đến khi hết hè, có phụ huynh tá hỏa khi phát hiện con mình nghiện game trên điện thoại đến mức đánh cả bố mẹ khi không được chơi game...

KHÁNH HƯNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Khi trẻ mầm non chưa đủ khả năng nhận diện nguy cơ, việc dạy con biết tôn trọng cơ thể, chuyên gia cho rằng hiểu về ranh giới riêng tư và nói 'không' với hành vi xâm hại là điều cha mẹ không thể chậm trễ.

Dạy trẻ kỹ năng gì để phòng rủi ro xâm hại?

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Thầy Đỗ Văn Nhỏ, tổ trưởng tổ tin học Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng), nhiều năm qua vẫn âm thầm truyền lửa đam mê tin học đến bao thế hệ học trò.

Người thầy gieo mầm đam mê tin học

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

PGS.TS Phạm Thu Hương, 48 tuổi, phó hiệu trưởng Trường đại học Ngoại thương (FTU) được bổ nhiệm hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Trường đại học Ngoại thương có tân hiệu trưởng

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Bài viết 'Rất cần đánh giá lại đề thi tốt nghiệp THPT' đăng trên Tuổi Trẻ Online đã thu hút rất nhiều lượt phản hồi của bạn đọc.

Từ đề thi tốt nghiệp THPT 2025: Giữ hay bỏ kỳ thi '2 trong 1'?

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

Đây là năm đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những kỳ vọng đổi mới giáo dục mở ra cho học sinh nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân chưa được như mong đợi vì cách thức ra đề thi.

Có nên duy trì kỳ thi '2 trong 1'?

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu

Đồng hành cùng người học từ học bổng, quỹ hỗ trợ sinh viên, cam kết không tăng học phí, tất cả đều hướng đến một điều cốt lõi: không ai bị bỏ lại phía sau.

HUFLIT tiếp thêm động lực đến trường cho học sinh vùng sâu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar