10/02/2025 09:33 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đề xuất UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng: Cách mạng về tư duy quản trị địa phương

Dự Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp bất thường (dự kiến khai mạc ngày 12-2) đề xuất không tổ chức HĐND tại quận, phường, xã thuộc đô thị.

Đề xuất UBND làm việc theo chế độ thủ trưởng: Cách mạng về tư duy quản trị địa phương - Ảnh 1.

Người dân làm thủ tục hành chính tại UBND phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Thẩm tra luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã đề xuất thêm cả nơi có tổ chức HĐND và nơi không tổ chức HĐND thì UBND đều được tổ chức theo mô hình cơ quan hành chính nhà nước làm việc theo chế độ thủ trưởng.

Theo đề xuất của Ủy ban Pháp luật Quốc hội, chủ tịch UBND là người đứng đầu UBND, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp (đối với nơi có tổ chức HĐND), trước cơ quan nhà nước cấp trên và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND.

Mô hình UBND hoạt động theo chế độ thủ trưởng giống với các mô hình thị trưởng, đô trưởng, tỉnh trưởng, quận trưởng, huyện trưởng... đã được thực hiện ở nhiều quốc gia và đây là xu hướng của thế giới.

TS Nguyễn Tiến Dĩnh (nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ)

Tạo sự thống nhất về tổ chức, hoạt động của UBND

Chủ tịch, phó chủ tịch UBND, các cơ quan chuyên môn, tổ chức, đơn vị trực thuộc (đối với cấp tỉnh, cấp huyện) hoặc công chức ở cấp xã sẽ là bộ phận hợp thành cơ cấu của UBND ở từng cấp.

Việc không duy trì các chức danh ủy viên UBND đồng thời là người đứng đầu cơ quan chuyên môn của UBND cũng giúp cho việc phân tách nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng hơn của người đứng đầu các cơ quan này trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND và của cơ quan chuyên môn.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu quy định như vậy sẽ tạo sự thống nhất về tổ chức, hoạt động của UBND ở tất cả các đơn vị hành chính trên cả nước, kể cả nơi có tổ chức HĐND và nơi không tổ chức HĐND.

Khắc phục tình trạng tuy cùng có tên gọi là UBND nhưng nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổ chức và hoạt động và chế độ trách nhiệm lại khác nhau như trong dự thảo luật và trong thực tiễn hiện nay ở các địa phương đang tổ chức mô hình chính quyền đô thị.

Việc đồng nhất nhiệm vụ, quyền hạn của UBND và chủ tịch UBND (nói cách khác, chủ tịch UBND là người tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND) sẽ đề cao tính chủ động và trách nhiệm của người đứng đầu, giải quyết được vấn đề về mở rộng thẩm quyền phân cấp của chính quyền địa phương các cấp, phù hợp với yêu cầu cải cách, đổi mới một cách mạnh mẽ tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đơn giản hóa nền hành chính, tập trung quản lý theo kết quả.

Phù hợp xu hướng chung

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ - bày tỏ đồng tình với đề xuất mô hình UBND này. Ông nêu rõ đề xuất mô hình UBND hoạt động theo chế độ thủ trưởng là xu hướng chung của thế giới.

Ở Việt Nam, từ nhiều năm trước đã có các ý kiến đề xuất về mô hình này. Đến khi thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở một số thành phố lớn, trong đó không tổ chức HĐND quận, phường thì UBND có chủ tịch, phó chủ tịch UBND do chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm.

UBND ở đây đều hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính. "Do vậy nếu mở rộng, thực hiện được theo mô hình đề xuất này sẽ là một cuộc cách mạng về tư duy trong vấn đề quản trị địa phương và hoàn toàn phù hợp", ông Dĩnh nêu.

Ông cũng nhấn mạnh khi thực hiện theo đề xuất này có thể giúp bộ máy chính quyền địa phương gọn nhẹ hơn (chỉ gồm cơ quan hành chính). Giảm tầng nấc từ đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức, tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Cùng với đó giúp giải quyết nhanh chóng hơn các công việc của người dân và doanh nghiệp. Tăng thẩm quyền, tính tự chủ, năng động, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu và tính minh bạch trong quản lý của chính quyền các cấp...

Sẽ báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cũng bày tỏ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay. Bà nêu rõ mô hình này vừa phù hợp với xu thế vừa phát huy được vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp hành chính địa phương.

Đồng thời nếu làm được việc này sẽ rất đột phá.

Cũng nêu ý kiến về nội dung này, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho hay như Ủy ban Pháp luật đề xuất nếu thực hiện một cuộc cách mạng về đổi mới, đề cao trách nhiệm và thẩm quyền thì nên có một mô hình UBND để thống nhất trong cả nước.

Theo đó, đây sẽ là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng. Trong đó, ở nơi có HĐND thì HĐND vẫn bầu ra UBND nhưng không phải UBND hoạt động tập thể mà vẫn bầu ra chủ tịch, phó chủ tịch và một số thành viên.

UBND hoạt động theo cơ chế hành chính và người đứng đầu là chủ tịch. "Như vậy mới thực sự là cuộc cách mạng, mới tránh sự không rõ ràng giữa quyền hạn, nhiệm vụ của tập thể với quyền hạn, nhiệm vụ của cá nhân. Trong hệ thống hành chính chỉ có Chính phủ là làm việc tập thể, còn lại là hành chính", ông Định nêu phương án của cơ quan thẩm tra.

Theo ông Định, đây là một ý mới mà Chính phủ không trình nhưng Ủy ban Pháp luật có thảo luận và đề xuất. Vì vậy nếu Chính phủ và Thường vụ Quốc hội thống nhất thì Thường vụ Đảng ủy Quốc hội cùng Chính phủ bàn để thống nhất báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến.

TP.HCM được gợi ý mô hình UBND hoạt động theo cơ chế thủ trưởng

Trước đó, tại phiên họp thứ 6 Hội đồng tư vấn triển khai thực hiện nghị quyết 98/2023 hôm 8-2, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết TP nhận được gợi ý của Bộ Nội vụ về việc không tổ chức HĐND ở quận, phường.

Trong đó riêng mô hình UBND chỉ có chủ tịch, phó chủ tịch và hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính. Mô hình này sẽ tạo sự thay đổi lớn trong cách quản lý ở chính quyền các cấp.

Từ đó ông Mãi mong các chuyên gia nghiên cứu để sau nghị quyết 131 là một luật riêng cho đô thị đặc biệt TP.HCM hay góp ý vào hệ thống pháp luật để có hạ tầng pháp lý phù hợp cho sự phát triển của TP.HCM.

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện các văn bản sắp xếp bộ máy, thu hút đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký chỉ thị số 03 đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, yêu cầu tập trung ngay vào xử lý công việc sau Tết.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Tin COVID-19 'nóng' trở lại, khiến lượng khẩu trang bán ra trên chợ mạng Shopee tăng vọt hơn 65% chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5.

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

Chiều 21-5, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương khi tổ chức bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp. Đại tướng Phan Văn Giang, bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trì buổi làm việc.

Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ triển khai tổ chức quân sự địa phương

7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh: Cứu được 3 em, 1 em đã chết

7 học sinh ở Quảng Ninh đi tắm suối bị lũ cuốn trôi, cơ quan chức năng đã cứu sống 3 em, 1 em đã chết, còn 3 em vẫn mất tích.

7 học sinh đi tắm suối bị lũ cuốn ở Quảng Ninh: Cứu được 3 em, 1 em đã chết

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Công an tỉnh Phú Yên vừa nhận được lá thư cảm ơn từ chị Đoàn Thị Diễm Ni (trú xã Suối Bạc, huyện Sơn Hòa) vì đã đưa chị gái về với gia đình an toàn sau khi được giải cứu khỏi bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Chị được giải cứu khỏi bẫy ‘việc nhẹ lương cao’, em viết thư cảm ơn công an

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 vừa phát hiện, bắt giữ tàu vận chuyển khoảng 60.000 dầu DO trái phép trên vùng biển Tây Nam.

Vùng Cảnh sát biển 4 bắt 60.000 lít dầu DO lậu trên biển Tây Nam

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó

Giá cát, đá tăng gấp 2-3 lần, chiếm gần nửa chi phí xây dựng khiến hàng ngàn căn nhà trong chương trình xóa nhà tạm cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có nguy cơ dang dở.

Giá cát tăng gấp 2-3 lần, chương trình xóa nhà tạm ở Tây Nguyên gặp khó
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar