14/03/2024 14:40 GMT+7

Đề xuất giới hạn không gian ngầm 15m ở Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội lo 'lại xin - cho'

Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi quy định giới hạn không gian ngầm ở Hà Nội là 15m, còn quá 15m phải xin phép, dễ dẫn đến xin - cho.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên thảo luận - Ảnh: GIA HÂN

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại phiên thảo luận - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 14-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Một nội dung đáng chú ý là quy định về việc xác định cụ thể giới hạn được sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất.

Đề xuất 2 phương án

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho hay hiện trong dự thảo luật đưa ra 2 phương án.

Phương án 1 quy định ngay trong luật người sử dụng đất được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến 15m vào lòng đất.

Ngoài giới hạn độ sâu này, người sử dụng đất vẫn được sử dụng nếu phù hợp quy hoạch nhưng phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải trả tiền theo quy định của Chính phủ.

Việc xác định giới hạn độ sâu 15m là căn cứ vào phạm vi phân vùng chức năng được xác định tại Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm - TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 .

Phương án này sẽ tạo cơ sở pháp lý cho TP Hà Nội trong việc chủ động quản lý, khai thác, sử dụng không gian ngầm một cách hiệu quả, xác định rõ giới hạn được sử dụng không gian ngầm của người sử dụng đất.

Minh bạch hóa quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất, tạo thuận lợi cho việc khai thác giá trị gia tăng từ đất và triển khai xây dựng hệ thống đường sắt đô thị.

Phương án 2 là giao Chính phủ quy định mức giới hạn độ sâu mà người sử dụng đất được sử dụng; các nội dung khác quy định tương tự như phương án 1.

Phương án này có ưu điểm là có thể quy định giới hạn độ sâu người sử dụng đất được toàn quyền sử dụng một cách linh hoạt hơn, phù hợp với đặc điểm địa chất và tiềm năng khai thác, sử dụng không gian ngầm của từng khu vực.

Do đây cũng là nội dung mới, chưa có thực tiễn kiểm nghiệm nên nếu giao Chính phủ quy định chi tiết thì trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc, bất cập Chính phủ sẽ kịp thời sửa đổi, bổ sung.

Tuy nhiên, việc xác định quyền của người sử dụng đất bề mặt trong việc sử dụng không gian ngầm thực chất là việc hạn chế quyền của người sử dụng đất, vì vậy, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì nội dung này cần được quy định trong luật của Quốc hội.

Ông Tùng nói đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban và các cơ quan tán thành phương án 1.

Do đó, đề nghị cho phép tiếp tục nghiên cứu, lấy thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, các chuyên gia, nhà khoa học, bổ sung, làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn, đánh giá tác động với từng phương án trước khi trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 7.

Cần minh bạch, tránh xin - cho

Nêu ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói ông "nặng" về phương án 2, bởi phương án 1 vừa không có cơ sở thực tiễn, chính trị, pháp lý, vừa tạo ra cơ chế xin - cho, không minh bạch.

Ông dẫn ví dụ một cao ốc trên 100 tầng thì đóng cọc móng có khi mấy chục, trăm mét. Trường hợp quá 15m nếu phù hợp quy hoạch nhưng phải xin phép thì đẻ ra giấy phép con.

"Lúc đấy lại đi xin - đi cho, rồi xử lý cán bộ mình sai phạm. Không nên như vậy. Cần minh bạch và sau này quy định pháp luật thế nào làm thế, không phải đi xin ai. Trong khi chưa có pháp luật chuyên ngành cần quy định trong luật này là không gian ngầm có giới hạn, còn giới hạn cụ thể giao cho Chính phủ quy định", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cũng cho hay hiện chưa có quy định cụ thể, nên cần quy định theo khung, còn giao Chính phủ quy định chi tiết.

Nêu ý kiến sau đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho rằng người dân xây dựng công trình, kể cả không có đào xuống ngầm vẫn phải xin phép, cho nên xuống 15-100m vẫn phải xin phép.

Ông Dũng cho hay dự thảo quy định 15m để đảm bảo quyền công dân và nội dung này đã quy định trong quyết định của UBND thành phố về quản lý không gian ngầm, đồng thời đã tham khảo quốc tế.

Theo ông Dũng, quy định đến một mức nhất định là phù hợp, nhưng nên có sự mềm dẻo và cần có nghiên cứu để tạo điều kiện cho thành phố.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: 'Hà Nội rất tuyệt vời, chỉ mỗi không khí là tệ quá'

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng hiện vấn đề cốt yếu của Hà Nội là ô nhiễm môi trường. Nhiều người nước ngoài nói rằng thủ đô rất tuyệt vời, chỉ có mỗi điều không khí tệ quá.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cho thuê lưu trú ngắn hạn trong chung cư: Sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định

Liên quan đến đề xuất quản lý hoạt động kinh doanh lưu trú ngắn ngày trong chung cư, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết sẽ nghiên cứu, rà soát để báo cáo cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.

Cho thuê lưu trú ngắn hạn trong chung cư: Sẽ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Khánh Hòa bác phương án chuyển đổi các ký túc xá sinh viên thành nhà công vụ và xin bố trí 70 phòng của nhà khách T78 cho cán tại Ninh Thuận ở khi sáp nhập.

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Chính quyền nhiều địa phương tại Trung Quốc thí điểm chỉ bán nhà hoàn thiện để bảo vệ người mua và kiểm soát rủi ro trước tình trạng dự án bỏ hoang tràn lan.

Trung Quốc siết giao dịch nhà chưa hoàn thiện để khôi phục niềm tin người mua

Vết sụt lún trên nút giao ngàn tỉ ở Nha Trang là do dầu mỡ

Sau khi khảo sát, kiểm tra vết sụt lún trên nút giao Ngọc Hội (TP Nha Trang, Khánh Hòa), cơ quan chức năng xác định nguyên nhân là do đổ tràn dầu mỡ.

Vết sụt lún trên nút giao ngàn tỉ ở Nha Trang là do dầu mỡ

Chưa có nút giao, đường kết nối cảng biển Cà Ná với cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo bị tắc

Dự án đường nối cảng tổng hợp Cà Ná và quốc lộ 1 với cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo “bí” đường dẫn vào cao tốc.

Chưa có nút giao, đường kết nối cảng biển Cà Ná với cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo bị tắc

Bình Định xóa toàn bộ 4.411 nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ 7 tháng

Ngay sau khi Thủ tướng phát động phong trào "cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát", tỉnh Bình Định đã khẩn trương khởi công và hoàn thành xây dựng, sửa chữa 4.411 căn nhà cho bà con.

Bình Định xóa toàn bộ 4.411 nhà tạm, nhà dột nát, vượt tiến độ 7 tháng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar