04/03/2015 11:08 GMT+7

Để văn - thơ Việt Nam hội nhập thế giới

ÐỨC TRIẾT
ÐỨC TRIẾT

TT - Ðấy là mối quan tâm hàng đầu của các đại biểu khi dự hai cuộc hội thảo Văn xuôi VN - quá trình hội nhập và phát triển, Thơ Việt - nơi lưu giữ tâm hồn Việt.

Chương trình diễn ra trong cùng buổi sáng 3-3 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế quảng bá văn học VN (từ ngày 2 đến 6-3). 

Đại biểu VN giao lưu với đại biểu quốc tế tại Hội nghị quốc tế quảng bá văn học VN - Ảnh: Văn Luận

Tại hai cuộc hội thảo này, các nhà văn, nhà thơ VN đã “tranh thủ” khoe với bạn bè quốc tế về nền văn học phong phú của đất nước mình qua những thành tựu nổi bật, nhất là qua những tác giả văn học trung đại nổi tiếng như Trần Nhân Tông, Cao Bá Quát, Nguyễn Du đến những tác gia của nền văn học hiện đại như Hồ Chí Minh, Vũ Trọng Phụng, Vũ Ðình Liên, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Quang Thiều, Y Phương, Từ Ngàn Phố, Nguyễn Bắc Sơn...

Tuy nhiên, trong số hơn 30 tham luận trong nước được gửi đến ban tổ chức, chỉ có vài ba tham luận của nhà văn Lê Minh Khuê, nhà văn Phạm Hoa, dịch giả Lê Bá Thự đề cập đến câu chuyện làm gì để văn - thơ VN hội nhập thế giới mạnh mẽ.

Trong đó, nhà văn Lê Minh Khuê gọi thực tế ấy là sự cô đơn của văn học tiếng Việt, dẫu rằng các vấn đề văn học VN rất gần với thế giới. Nhà văn lý giải: “Không chỉ là sự khác biệt mà có sự cô đơn.

Tiếng Việt so với các thứ tiếng trên thế giới ít được chú ý. Viết văn bằng tiếng Việt luôn là thử thách bởi ít khi được giới thiệu ra ngoài...

Do dịch thuật không thể hoàn hảo. Do xuất bản để quảng bá tác phẩm khó khăn. Do bản thân người Việt cũng ít có khả năng cả về thời gian và tài chính để đưa văn học mình đến gần với các ngôn ngữ khác”.

Câu chuyện quảng bá văn học VN có vẻ được bạn bè quốc tế quan tâm đến nhiều hơn. Ðầy am hiểu về văn học VN, GS Chúc Ngưỡng Tu (dịch giả Trung Quốc) vạch rõ: “Chúng tôi cho rằng để có nhiều tác phẩm văn học VN được giới thiệu ra nước ngoài, cần thiết phải giải quyết ba vấn đề: một là có tác phẩm hay, hai là phải có dịch giả giỏi và ba là phải có... tiền”.

Ông Igor Britov - nhà VN học, dịch giả văn thơ VN đương đại, trưởng ban biên tập của Hãng thông tấn quốc tế Nước Nga ngày nay - nhắn nhủ: “Giờ đây người Nga không được biết nhiều về VN như trước. Vì thế cần phải quảng bá văn hóa VN có định hướng và tổng thể như có chiến dịch quảng cáo, hoạt động truyền thông.

Có thể tận dụng sự nhiệt tình của các nhà VN học người Nga, nhưng sự quảng bá văn hóa Việt ở Nga chỉ có thể thật sự được tiến hành nếu chính người Việt ở các cấp đều vào cuộc như đại sứ quán, các nhà văn, nhà nghiên cứu văn học, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp”.

 

Tấm panô in thơ của nhà thơ Lưu Quang Vũ

* In sai tên bài thơ của LƯU QUANG VŨ:

“Chúng tôi thấy thế là thiếu sót!”

Nhà thơ Hữu Thỉnh - chủ tịch Hội Nhà văn VN - đã nói như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ về nội dung không chính xác trong tấm panô giới thiệu các nhà văn, nhà thơ thời kỳ chống Mỹ được trưng bày trong triển lãm tại buổi khai mạc Hội nghị quốc tế quảng bá văn học VN lần 3 ở Cung văn hóa Hữu nghị Hà Nội.

Tấm panô giới thiệu về nhà thơ Lưu Quang Vũ đã in sai tên bài thơ Ðêm đông chí uống rượu với bác Lâm và bác Khánh, nói về những cuộc chia tay thời loạn thành Ðêm đồng chí và tên thân mẫu của Lưu Quang Vũ là bà Vũ Thị Khánh thì in thành Nguyễn Thị Khánh. Ông Hữu Thỉnh nói: “Vì bộ phận phụ trách làm vội, chỉ làm trong một đêm. Chúng tôi thấy thế là thiếu sót và sẽ kịp thời điều chỉnh ngay”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Lưu Khánh Thơ - em gái nhà thơ Lưu Quang Vũ - cho biết: “Tấm panô này được trưng bày tại Văn Miếu từ ngày thơ năm ngoái (2014), có bạn đọc đã viết trên mạng vì sự nhầm lẫn tai hại này rồi. Hi vọng lần trưng bày thứ 3 sẽ hết sai”.

ĐỨC TRIẾT

* Nhà thơ BẰNG VIỆT (chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội):

Văn học VN vẫn quẩn quanh trong lũy tre làng!

Lượng dịch văn học nước ngoài vào VN nhiều bao nhiêu thì chúng ta lại thấy lượng dịch văn học VN ra tiếng nước ngoài lại rất ít, ít đi so với thời chống Mỹ.

Sau chiến tranh, phải chăng có một thời kỳ văn học của chúng ta chưa tìm được một tiếng nói chung với nhu cầu của độc giả thế giới.

Vì thế trong suốt hơn 20 năm (1975-1995) nền văn học VN im ắng không ra khỏi được lũy tre làng. Tác phẩm chỉ xuất bản trong nước, còn xuất khẩu ra nước ngoài là không có và cũng chẳng có người để dịch.

Có một số tác phẩm được dịch thường do nỗ lực cá nhân, của một số người nhưng mang nhiều thiên kiến cá nhân. Còn về phía Nhà nước đến giờ vẫn chưa có cơ quan nào trực tiếp thực hiện.

Mươi năm trở lại đây, Nhà nước có chủ trương hội nhập nền văn học với thế giới và quan tâm đến công tác quảng bá văn học, điển hình như tổ chức Hội nghị quốc tế quảng bá văn học VN. Tính ra từ đợt đầu tổ chức đến giờ cũng đã 12 năm, thế nhưng mọi việc không có chuyển biến là mấy.

Thế nên ở đây có hai vấn đề cần được đặt ra là: Thứ nhất, Nhà nước cần phải cởi mở hơn nữa trong việc đề xuất hoặc định hướng cho văn học nghệ thuật, làm thế nào để những đề tài của văn học nghệ thuật VN cũng là những đề tài mang tính nhân loại. Các tác phẩm được xuất bản phải là tác phẩm hay, người ta muốn đọc, những vấn đề mà thế giới quan tâm.

Thứ hai, phải quan tâm trở lại với đội ngũ dịch thuật bằng việc đào tạo, đảm bảo chế độ đãi ngộ cho đội ngũ này. Ðội ngũ dịch giờ đây rất thiếu.

Những dịch giả uyên thâm về tiếng Pháp, Nga, Trung Quốc đều qua đời, già cả rồi. Thế hệ học tiếng Anh mới có một số người giỏi, nhưng nói chung chưa đạt đến trình độ dịch văn học một cách thoải mái.

Ðấy là dịch xuôi, còn việc dịch ngược khó hơn nhiều và đòi hỏi sự đầu tư lớn hơn. Bởi lẽ dịch ngược đòi hỏi dịch giả phải cảm thụ văn học VN bằng tiếng mẹ đẻ của nước bản ngữ - điều này rất hiếm dịch giả đạt được. Thế nên các dịch giả VN thường rất ngại dịch ngược.

Ðây là cả một vấn đề lớn cần sự đào tạo thật công phu để mình chủ động trong việc dịch, chứ không thể chỉ trông cậy vào một người nào đó chỉ dịch khi họ thấy thích.

Hơn nữa, những vấn đề này cần một chính sách, cần cái nhìn tỉnh táo, tinh tường, đồng thời chi tiết hơn nữa, chứ cứ nói chung chung thì không thể làm được.

ĐỨC TRIẾT ghi

ÐỨC TRIẾT

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời' bản tiếng Trung đoạt giải tại Trung Quốc

Cuốn sách của tác giả Vũ Thế Long vừa đoạt giải Sách Đông Nam Á có ảnh hưởng tại Trung Quốc năm 2025.

'Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời' bản tiếng Trung đoạt giải tại Trung Quốc

Để tóc giống Sasuke trong anime Naruto, kỹ sư thiên tài của Honda gây sốt

Một kỹ sư tại Nhật Bản vô tình trở thành tâm điểm khi để kiểu tóc đặc biệt như bước ra từ anime Naruto để đi làm tại Honda mỗi ngày.

Để tóc giống Sasuke trong anime Naruto, kỹ sư thiên tài của Honda gây sốt

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Con cá khoai ngoài khó ăn, khó nấu còn có tập tính “không giống ai”, nhưng được ngư dân ở biển Tây “chiều chuộng” hết mức để trở thành một món ngon đáng nhớ.

Bắt cá khoai ở biển Cà Mau

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Hôm 6-7, Đức Đạt Lai Lạt Ma tổ chức lễ mừng thọ 90 tuổi tại thị trấn Dharamshala (Ấn Độ) nằm trên dãy núi Himalaya.

Đức Đạt Lai Lạt Ma mừng thọ 90, hy vọng có thể sống đến 130 tuổi

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar