30/06/2016 12:45 GMT+7

Để “trưng cầu ý dân” vào cuộc sống...

 ĐINH VĂN QUẾ (nguyên chánh Tòa hình sự TAND tối cao)
ĐINH VĂN QUẾ (nguyên chánh Tòa hình sự TAND tối cao)

TTO - Luật trưng cầu ý dân 2015, có hiệu lực từ ngày 1-7-2016, chính là sự thể chế hóa quyền “dân chủ trực tiếp” của công dân được quy định trong Hiến pháp nên cần được sớm đưa vào cuộc sống.

Sinh viên ký túc xá Trần Hưng Đạo (Q.1, TP.HCM) đi bỏ phiếu bầu cử sáng 22-5 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Luật trưng cầu ý dân 2015 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1-7-2016, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân trong nhiều năm qua, nhất là khi Nhà nước ta có chủ trương sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, người dân hi vọng bản Hiến pháp mới sẽ được đưa ra trưng cầu ý dân.

Trưng cầu ý dân không chỉ là nhu cầu tất yếu của người dân ở một quốc gia dân chủ, mà còn thể hiện quyền công dân, quyền con người. Luật trưng cầu ý dân 2015 chính là sự thể chế hóa quyền “dân chủ trực tiếp” của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

Tuy nhiên có lẽ đây là vấn đề mới, lại chưa được các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn nên sau khi Quốc hội thông qua Luật trưng cầu ý dân, nhiều người dân còn chưa biết đến luật này.

Mặt khác, các cơ quan thông tin đại chúng thời gian qua cũng chỉ tập trung tuyên truyền mấy đạo luật lớn như: Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật dân sự... còn đối với Luật trưng cầu ý dân ít được đề cập nên người dân cũng thiếu thông tin.

Thật ra nội dung của Luật trưng cầu ý dân 2015 quy định khá chi tiết, không chỉ phạm vi những vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân, mà luật còn quy định cụ thể trình tự thủ tục việc tổ chức trưng cầu như thế nào.

Do đó, chỉ cần các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường việc thông tin hoặc đăng tải toàn văn luật này thì mọi người đều có thể hiểu, chứ không cần phải giải thích hướng dẫn gì thêm. Nội dung cơ bản của Luật trưng cầu ý dân 2015 có thể tóm tắt như sau:

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.

- Quốc hội là cơ quan xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.

- Phạm vi những vấn đề được trưng cầu là: toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp; vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia; vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước hoặc vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.

- Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên là người có quyền bỏ phiếu biểu quyết;

- Kết quả trưng cầu ý dân được Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Quốc hội quyết định các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện kết quả trưng cầu ý dân;

- Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố.

Như vậy, việc tổ chức trưng cầu ý dân cũng tương tự bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp mà chúng ta vừa tiến hành vào tháng 5-2016 vừa qua, không có gì phức tạp và khó hiểu.

Cần sớm hướng dẫn điều 16

Luật trưng cầu ý dân 2015 được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ biện chứng giữa quyền dân chủ trực tiếp và quyền dân chủ gián tiếp, là một đạo luật rất tiến bộ và khoa học, đáp ứng mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Theo điều 3 của luật, trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của luật này.

Để toàn dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, điều 14 của luật quy định phải có đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân.

Như vậy quyền dân chủ trực tiếp không những song song mà còn đan xen với quyền dân chủ gián tiếp. Trong đó quyền dân chủ gián tiếp là điều kiện tiên quyết của quyền dân chủ trực tiếp, nhưng một khi đã có kết quả trưng cầu ý dân thì ý của toàn dân có tính quyết định, Quốc hội phải có trách nhiệm quyết định các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện kết quả trưng cầu ý dân.

Để Luật trưng cầu ý dân sớm đi vào cuộc sống, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phải ban hành nghị quyết hướng dẫn điều 16 của luật để toàn dân hiểu được phạm vi thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình.

Cụ thể là: Thế nào là những vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia? Thế nào là những vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước? Thế nào là những vấn đề đặc biệt quan trọng khác?... Lẽ ra những nội dung này phải được ban hành trước khi Luật trưng cầu ý dân có hiệu lực thi hành.

Th.S NGUYỄN MINH SƠN (Viện KSND cấp cao tại TP.HCM)

ĐINH VĂN QUẾ (nguyên chánh Tòa hình sự TAND tối cao)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xác minh clip xe cứu thương va chạm với xe máy tại giao lộ Mai Chí Thọ - Trần Não

Lực lượng cảnh sát giao thông đang xác minh clip xe cứu thương va chạm xe máy tại giao lộ Mai Chí Thọ - Trần Não.

Xác minh clip xe cứu thương va chạm với xe máy tại giao lộ Mai Chí Thọ - Trần Não

Đến với Tuổi Trẻ, đến với nụ cười, lòng yêu thương

Cảm ơn báo Tuổi Trẻ đã đồng hành cùng tôi - một họa sĩ quê gốc miền Trung xa xôi đã 'mang' tác phẩm mỹ thuật là tranh hội họa hay biếm họa hài hước đến gần với nhiều người.

Đến với Tuổi Trẻ, đến với nụ cười, lòng yêu thương

Ông Phan Văn Bình làm chủ tịch UBND đặc khu Hoàng Sa, Đà Nẵng

Ông Phan Văn Bình, nguyên trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Nam, vừa được bổ nhiệm làm chủ tịch UBND đặc khu Hoàng Sa sau khi thành lập thành phố Đà Nẵng mới.

Ông Phan Văn Bình làm chủ tịch UBND đặc khu Hoàng Sa, Đà Nẵng

Người đàn ông cùng chú ngỗng đi bộ khắp Việt Nam

Từ quả trứng ngỗng tình cờ nở ra trên chiếc xe điện cũ kỹ, chú ngỗng Dona đã trở thành người bạn đồng hành cùng anh Tý. Hơn 1 năm ròng rã, đôi bạn này đã đi khắp chiều dài đất nước.

Người đàn ông cùng chú ngỗng đi bộ khắp Việt Nam

Ai sẽ là giám đốc các sở của tỉnh Quảng Trị sau khi nhập tỉnh?

Quảng Trị và Quảng Bình đã chính thức sáp nhập thành tỉnh Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị đã ký quyết định bổ nhiệm các giám đốc Sở của tỉnh mới.

Ai sẽ là giám đốc các sở của tỉnh Quảng Trị sau khi nhập tỉnh?

Hình ảnh sân bay Vinh đóng cửa 6 tháng để sửa chữa

Từ ngày 1-7 đến hết ngày 31-12, cảng hàng không quốc tế Vinh, Nghệ An sẽ tạm dừng khai thác toàn bộ hoạt động bay để sửa chữa, nâng cấp các hạ tầng quan trọng.

Hình ảnh sân bay Vinh đóng cửa 6 tháng để sửa chữa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar