09/08/2021 15:23 GMT+7

Để thoát nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số vượt gần 11km đến trường

HÀ QUÂN
HÀ QUÂN

TTO - Đó là con số nổi bật trong báo cáo "Số liệu về phụ nữ và nam giới các dân tộc ở Việt Nam giai đoạn 2015-2019" được công bố nhân Ngày quốc tế dân tộc bản địa thế giới (9-8).

Để thoát nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số vượt gần 11km đến trường - Ảnh 1.

Trẻ em dân tộc thiểu số dễ bỏ học do tham gia sớm vào các hoạt động kinh tế, hỗ trợ công việc trong gia đình, tảo hôn hoặc khoảng cách từ nhà đến trường xa - Ảnh: ĐỨC HIỆP

Báo cáo do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Viện Khoa học lao động và xã hội, Ủy ban Dân tộc, Đại sứ quán Ireland thực hiện.

Bà Elisa Fernandez Saenz - trưởng đại diện UN Women Việt Nam - khẳng định: "Các vấn đề bình đẳng giới đan xen với các yếu tố dân tộc thường khó giải quyết và đòi hỏi cách tiếp cận toàn diện cũng như cần những cam kết đầu tư nguồn lực tài chính trong những năm tới".

Vào năm 2020, tỉ lệ người dân tộc thiểu số (DTTS) biết chữ đạt 90%. Đây là kết quả đáng ghi nhận khi vùng DTTS và miền núi chiếm gần 3/4 diện tích tự nhiên cả nước và là nơi cư trú của 53 DTTS với 14,12 triệu người (chiếm 14,7% tổng dân số).

Tuy nhiên, bà Elisa cũng chỉ ra rằng việc tiếp cận giáo dục có chất lượng tiếp tục là thách thức với trẻ em DTTS. Chẳng hạn, tỉ lệ phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em ở các vùng DTTS và miền núi chênh lệch lớn so với trẻ em cả nước tới 32,3% (cả nước đạt 88,5%).

Ngoài ra, quãng đường trung bình đến trường trẻ em DTTS còn xa, trung bình gần 11km. Thực tế, giao thông trên những cung đường miền núi có nhiều yếu tố nguy hiểm, có thể đe dọa an toàn đối với phụ nữ và trẻ em gái như buôn bán người, xâm hại, cướp bóc. Ngoài ra, trường học nhiều nơi còn là phòng tạm, thiếu phòng chức năng, thiếu công trình vệ sinh…

Để thoát nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số vượt gần 11km đến trường - Ảnh 2.

Càng lên bậc học cao hơn, trẻ em DTTS càng phải vượt quãng đường xa hơn - Nguồn: Tổng cục Thống kê

Để thoát nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số vượt gần 11km đến trường - Ảnh 3.

Khoảng cách đến trường THPT của nhiều học sinh DTTS - Nguồn: Tổng cục Thống kê

Dịch COVID-19 cũng làm gia tăng khoảng cách bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục trực tuyến khi hơn 21 triệu học sinh Việt Nam chuyển sang học trực tuyến. Nhiều khó khăn được nêu ra như chi phí giáo dục cho trẻ em DTTS tăng thêm do yêu cầu thiết bị kết nối Internet (điện thoại, laptop…); thiếu chương trình giảng dạy online bằng tiếng dân tộc; khoảng 93% giáo viên vùng dân tộc thiểu số không sử dụng công cụ "giáo dục số" (nghiên cứu của UNICEF)…

Bà Elisa khuyến nghị Chính phủ tạo điều kiện cho trẻ em dân tộc thiểu số tiếp cận công nghệ và phương pháp giáo dục trực tuyến bình đẳng; đầu tư nâng cao năng lực giáo viên; rút ngắn rào cản ngôn ngữ; có chính sách nhạy cảm giới trong giáo dục…

Việc học khi trở thành rào cản sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy. Chẳng hạn, thu nhập bình quân của người DTTS năm 2018 là hơn 2 triệu đồng/người/tháng, chưa đầy 50% thu nhập bình quân của cả nước là trên 4,15 triệu đồng/người/tháng.

Quốc hội khóa XV lần đầu tiên có đại biểu dân tộc thiểu số rất ít người là Lự và Brâu

TTO - Quốc hội khóa XV là lần đầu tiên Quốc hội nước ta có thêm đại diện của hai dân tộc thiểu số rất ít người là Lự và Brâu. Như vậy, trong 54 dân tộc, hiện chỉ còn hai dân tộc là Ơ Đu và Ngái chưa từng có đại diện tham gia các khóa Quốc hội.

HÀ QUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nam sinh lớp 6 trong lúc cùng bạn ra bờ sông chơi không may bị đuối nước, lực lượng chức năng cùng gia đình tìm kiếm hơn một ngày qua.

Nam sinh lớp 6 đuối nước mất tích, công an phát thông báo tìm kiếm

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Nhiều trường học ở Ninh Thuận bị yêu cầu dừng tổ chức tham quan, du lịch ngoài tỉnh sau khi kết thúc năm học 2024-2025 do chỉ đạo của tỉnh.

Nhà trường tham quan, dã ngoại cuối năm học bằng tiền tự đóng góp, sao bị dừng?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu môn toán ít nhất phải đạt 8 điểm mới được học vi mạch bán dẫn, điều này có thật sự cần thiết?

Bộ Giáo dục lý giải 'học sinh đạt 8 điểm toán mới được học vi mạch bán dẫn'

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM mời thêm 12 giáo sư và chuyên gia quốc tế từ nhiều đại học, viện nghiên cứu hàng đầu thế giới làm giáo sư thỉnh giảng.

Thêm nhiều giáo sư từ Đại học Oxford, Harvard, Tours thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Ông Trần Phong, chủ tịch UBND tỉnh, vừa có chỉ đạo liên quan vụ bữa ăn bán trú của học sinh mầm non và tiểu học công lập phải nộp thuế 2 lần.

Chủ tịch Quảng Bình chỉ đạo khẩn vụ bữa ăn bán trú bị đánh thuế 2 lần

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'

Đi họp phụ huynh cuối năm, phụ huynh ngỡ ngàng khi được con và các bạn mời vào 'rạp phim mini' và đón nhận từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Buổi họp phụ huynh đầy tiếng cười ở 'rạp phim mini'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar