06/11/2023 10:26 GMT+7
Trở lại chủ đề

Để người dân không còn đi đòi sổ hồng

Các buổi góp ý cho sửa đổi Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở đang diễn ra ở Quốc hội rất sôi nổi và còn ý kiến khác nhau.

Như Luật Đất đai vẫn còn 16 vấn đề có ý kiến khác mà theo người có trách nhiệm chỉ trình thông qua khi đạt chất lượng và khả thi. Không ít đại biểu Quốc hội, người dân, doanh nghiệp sốt ruột, chậm thông qua sẽ không tốt cho phát triển.

Nhưng dù có sốt ruột, có lỡ cơ hội phát triển thì có lẽ vẫn nên kiên định "chậm mà chắc". Bởi các luật quan trọng như đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản đều sát sườn với công cuộc phát triển đất nước và đụng chạm đến đời sống mọi gia đình và cá nhân, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài.

Các luật này liên quan chặt chẽ với nhau, chỉ cần "chưa chuẩn một li sẽ chỏi vạn dặm", gây rắc rối, khó khăn, thậm chí ách tắc khi triển khai luật.

Không chỉ thế, luật còn phải tạo ra môi trường cho phát triển, cho kinh doanh lành mạnh và sòng phẳng, hạn chế tối đa tình trạng để lại hệ lụy do luật chưa chặt chẽ, bao quát.

Ngay lúc này đây, không ít người dân vẫn đang bức xúc trước hàng chục ngàn căn hộ mãi không ra được sổ đỏ. Người dân tự hỏi vì sao nên nỗi, ai bảo vệ họ trước những ma mãnh của một số chủ đầu tư bất động sản? Rõ rồi, trước tiên phải là luật.

Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 cũng có quy định chặt chẽ để bảo vệ người mua nhà hình thành trong tương lai như quy định về đặt cọc, về điều kiện huy động vốn, về bảo lãnh ngân hàng... Thế nhưng nhiều năm sau đó vẫn lòi ra hàng chục ngàn căn hộ không ra được sổ đỏ, dở dang...

Trong 10 năm qua, thị trường bất động sản Việt Nam trải qua nhiều cung bậc trầm. Sản phẩm ra thị trường liên tục giảm do các dự án không triển khai được trong khi hàng trăm dự án "ma" rao bán theo kiểu dụ dỗ, thúc ép, lừa gạt làm cho người mua mất tiền oan.

Ngay với các dự án làm thật thì chủ đầu tư cũng tranh thủ huy động vốn càng sớm, càng nhiều càng tốt dưới nhiều hình thức như giữ chỗ, đặt cọc. Rồi tình trạng mua bán giá cao, khai giá thấp để trốn thuế diễn ra phổ biến...

Vì vậy, Luật Kinh doanh bất động sản được sửa đổi lần này nhằm tạo ra một khung pháp lý chặt chẽ, bài bản để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, nhất là với các trường hợp bán bất động sản hình thành trong tương lai, không lặp lại thực trạng đáng buồn: mua nhà nhưng không có sổ, thị trường lẫn lộn chủ dự án "ma" với chủ dự án yếu kém và chủ dự án làm ăn chân chính...!?

Một giải pháp được Chính phủ đề xuất đưa vào trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản là với bất động sản hình thành trong tương lai phải bán qua sàn để loại bỏ các chủ dự án yếu kém, lừa đảo đã không được chấp nhận.

Giải pháp thay thế cũng đã được đề xuất. Người dân và giới kinh doanh bất động sản đang chờ xem tới đây họ sẽ có được hành lang pháp lý thế nào để không phải "giao trứng nhầm cho kẻ ác", mua nhà phải nhận được nhà và sổ hồng, giới làm ăn cũng không phải đau đầu vì những chủ dự án "ma", những doanh nghiệp yếu kém năng lực nhưng vẫn nhảy ra làm dự án...

Mua nhà có sổ, không bị lừa lọc, bớt đi cảnh người dân "kiệt sức" khi đi đòi quyền lợi - căn hộ, sổ đỏ... đó chính là thước đo chuẩn cho những bộ luật đang được góp ý, tranh luận để thông qua.

Vì sao hơn 81.000 căn hộ ở TP.HCM đủ điều kiện nhưng vẫn ‘trắng’ sổ hồng?

Trong số 81.085 căn nhà ở TP.HCM đã có văn bản thẩm định đủ điều kiện nhưng "trắng" sổ hồng, TP đã cấp sổ hồng cho 17.300 căn và đã chuyển 7.000 hồ sơ để xác nhận nghĩa vụ tài chính làm cơ sở cấp sổ hồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi trụ sở phường xa hơn

Các thủ tục hành chính, giấy tờ đã giảm thiểu và số hóa nhiều, cũng không mấy khi có việc phải trực tiếp lên phường làm gì nữa.

Khi trụ sở phường xa hơn

Xá lợi của Đức Phật

Những ngày này, nhiều nơi đang rộn ràng lễ rước và chiêm bái xá lợi Phật - một hoạt động trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc 2025 được tổ chức tại Việt Nam.

Xá lợi của Đức Phật

Nộp viện phí lúc nào?

Rất cần có những chính sách hỗ trợ tích cực cho bệnh viện công, nhất là khi đã có chủ trương miễn viện phí trong những năm sau 2030.

Nộp viện phí lúc nào?

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Những diễn biến gần đây về chất lượng vệ sinh thực phẩm cho thấy lỗ hổng trong quản lý đã lộ ra, thực phẩm bẩn, giả xuất hiện nhiều hơn.

Thực phẩm bẩn: Bệnh từ miệng mà ra

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Đại lễ Vesak năm nay ở Việt Nam thật đặc biệt. Đây là đại lễ Vesak lần thứ tư mà Việt Nam được chọn làm nơi đăng cai.

Phẩm giá qua góc nhìn của Phật giáo hôm nay

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'

Việc thành lập ủy ban sửa đổi Hiến pháp là bước đi đúng đắn, có tính chiến lược. Vấn đề còn lại là phải có một tầm nhìn cải cách rõ ràng, lộ trình chặt chẽ và sự đồng thuận chính trị cao.

Thiết kế lại 'bản thiết kế thể chế'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar