09/06/2020 15:22 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đề nghị mở rộng tranh cử để lựa chọn đại biểu Quốc hội

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) đề nghị "mở rộng tranh cử, tăng số ứng cử viên ĐBQH để nhân dân lựa chọn", mở rộng cửa để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm và tâm huyết tham gia ứng cử.

Đề nghị mở rộng tranh cử để lựa chọn đại biểu Quốc hội - Ảnh 1.

GS Nguyễn Anh Trí cho rằng người không đủ thời gian cho hoạt động Quốc hội thì không nên làm đại biểu - Ảnh: LÊ KIÊN

Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội được các đại biểu thảo luận lần cuối tại phiên họp toàn thể chiều nay 9-6, trước khi được hoàn thiện trình Quốc hội xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp này.

Đại biểu đủ đức, đủ tài đồng thời phải đủ thời gian

Đại biểu, GS Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng "đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có giỏi đến mấy cũng khó hoàn thành nhiệm vụ khi vừa ngồi họp lại vừa phải nghĩ đến công việc quan trọng khác mà họ đang phải gánh vác".

Do đó đã làm ĐBQH thì phải có một quỹ thời gian đủ để nghiên cứu tài liệu, đóng góp cho các hoạt động của Quốc hội, tham gia công tác giám sát, tiếp xúc cử tri. Để có được những ĐBQH như vậy thì phải làm tốt từ khi hiệp thương, lựa chọn người đủ đức, đủ tài và đủ thời gian để làm ĐBQH.

Ông Trí cũng đề nghị Quốc hội xem xét kiến nghị trước đó của đại biểu Ngọ Duy Hiểu (phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) về việc Quốc hội nên họp mỗi năm 4 kỳ. Ông Trí cho rằng như vậy mỗi kỳ sẽ không quá dài, thuận lợi cho các đại biểu ở địa phương, có thể cập nhật, xử lý kịp thời những vấn đề đặt ra.

Tuy nhiên, trả lời ý kiến này, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh Hiến pháp đã quy định Quốc hội mỗi năm họp 2 kỳ.

Đồng ý quy định tăng tỉ lệ ĐBQH chuyên trách tối thiểu từ 35% lên 40%, đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) đề nghị "mở rộng tranh cử, tăng số ứng cử viên ĐBQH để nhân dân lựa chọn". Ông cũng cho rằng Quốc hội nên mở rộng cửa để các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý có kinh nghiệm và tâm huyết tham gia ứng cử làm ĐBQH.

Đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) thì cho rằng nên tăng chuyên trách ở địa phương: "Một người làm lãnh đạo đoàn, một người làm đại biểu chuyên trách. Như vậy sẽ dễ cho hoạt động, cho bố trí, đào tạo, luân chuyển cán bộ. Vừa qua khi họp trực tuyến thì có địa phương chỉ một người ngồi họp. Đi giám sát cũng không thể một người đi giám sát được".

Đề nghị mở rộng tranh cử để lựa chọn đại biểu Quốc hội - Ảnh 2.

Đại biểu Bùi Văn Phương lo ngại việc lựa chọn "nhanh và dễ" thì sẽ khó có được ĐBQH chất lượng - Ảnh: Quochoi.vn

Đại biểu Quốc hội xếp vào hàng gì?

Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) nêu câu hỏi: "ĐBQH thì xếp vào hàng gì trong đội ngũ cán bộ?". Ông Phương cho rằng cán bộ từ cấp thôn trở lên đều được quy hoạch, đào tạo, sắp xếp, và có tiêu chuẩn riêng, rất cụ thể. Nhưng ĐBQH thì chỉ có các tiêu chuẩn chung chung.

Ông bình luận: "Nếu chỉ có tiêu chuẩn chung thì soi vào đâu cũng thấy ĐBQH. Nếu dễ như thế thì chất lượng ĐBQH sẽ ra sao? ĐBQH phải có am hiểu nhất định về các lĩnh vực từ kinh tế, đối ngoại, an ninh, quốc phòng... ĐBQH không thể nói 'việc này không biết vì chưa được học'".

Từ phân tích nêu trên, ông Phương đề nghị Luật tổ chức Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của ĐBQH, qua đó để cử tri lựa chọn, bầu ra những người xứng đáng nhất đại diện cho mình tại cơ quan quyền lực tối cao.

Ông cho rằng với cách thức bầu cử cũ, "công bố cơ cấu, thành phần xong, giới thiệu và lựa chọn rất nhanh" nên ảnh hưởng đến chất lượng ĐBQH.

Tổng kết nhiệm kỳ 2016-2021

Đầu giờ chiều nay 9-6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021. Theo đó, vào kỳ họp thứ 11 (kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV), Quốc hội sẽ tập trung xem xét, thảo luận các báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước.

Quốc hội cũng xem xét các báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2020; báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét báo cáo kết quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Xem xét các báo cáo về: đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2019.

Đến kỳ họp thứ hai, Quốc hội mới tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.

Quốc hội có thể tăng đến 200 đại biểu chuyên trách

TTO - Đề nghị bổ sung quy định để các chuyên gia, cán bộ, công chức, viên chức sắp nghỉ hưu hoặc đã nghỉ hưu có thể ứng cử, cống hiến cho Quốc hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Trước phản ánh giá nước sinh hoạt tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) tăng cao nhưng lại cấp nhỏ giọt, Sở Tài chính tỉnh Đắk Lắk cho biết sẽ phối hợp rà soát lại cơ cấu giá, đảm bảo quyền lợi người dân.

Vì sao giá nước sinh hoạt ở Buôn Ma Thuột tăng nhưng cấp nhỏ giọt?

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được gọi tên.

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có 34 bảo hiểm xã hội khu vực

Theo quyết định mới nhất do Bộ Tài chính ban hành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam được tổ chức theo 34 khu vực.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có 34 bảo hiểm xã hội khu vực

Phát hiện quả đạn M79 trong khuôn viên di tích Tháp Nhạn

Một viên đạn kích thước lớn được phát hiện trong khuôn viên khu di tích quốc gia đặc biệt Tháp Nhạn (TP Tuy Hòa, Phú Yên).

Phát hiện quả đạn M79 trong khuôn viên di tích Tháp Nhạn

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Thấy xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra tìm cách ngăn lại, không may bị chính chiếc xe buýt cán chết.

Xe buýt trôi tự do, phụ xe lao ra ngăn lại bị cán chết

Dự kiến chi 1.140 tỉ đồng hỗ trợ cán bộ Lâm Đồng nghỉ việc khi sáp nhập tỉnh

Lâm Đồng dự kiến chi khoảng 1.140 tỉ đồng hỗ trợ gần 1.100 cán bộ, công chức nghỉ việc trước sáp nhập ba tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Đắk Nông.

Dự kiến chi 1.140 tỉ đồng hỗ trợ cán bộ Lâm Đồng nghỉ việc khi sáp nhập tỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar