19/03/2024 13:13 GMT+7

Dễ mở thẻ nhưng khó đóng, ngân hàng cố tình để thu phí?

Nhiều bạn đọc cho biết rất dễ mở thẻ ATM, thẻ tín dụng tại ngân hàng nhưng sau một thời gian không giao dịch, muốn hủy thẻ thì gặp khó khăn vì thủ tục. Liệu ngân hàng có cố tình gây khó để thu phí?

Bất ngờ phát hiện mắc nợ tiền triệu dù đã ngưng dùng thẻ ngân hàng hơn 10 năm

Mở thẻ tận nhà, đóng thẻ ngân hàng không cho hủy từ xa

Phản ánh đến Tuổi Trẻ Online, bạn đọc Huy kể: "Tôi mở thẻ ATM của ngân hàng T. Sau khi không sử dụng hơn 1 năm, tôi tìm ứng dụng của ngân hàng T. để đóng thẻ nhưng không có. Gọi đường dây nóng thì ngân hàng kêu mang căn cước công dân lên trực tiếp trụ sở".

Dưới bài viết Bỏ dùng thẻ rất lâu, nhiều người tá hỏa vì ngân hàng 'âm thầm' thu phí, ghi nợ, tài khoản tran****@gmail.com bình luận: "Mở thẻ thì nhân viên ngân hàng đến tận nhà, miễn phí, nhưng muốn đóng tài khoản thẻ thì phải ra phòng giao dịch làm yêu cầu để họ còn thu được khoản "phí yêu cầu đóng tài khoản" và các phí khác. Ngân hàng không đóng thẻ miễn phí qua email hay điện thoại".

Bạn đọc Vĩnh Hưng viết: "Tôi có sử dụng thẻ ATM của một ngân hàng. Sau khi họ trừ hết 50.000 đồng cuối cùng (phí duy trì thẻ), tôi đến ngân hàng để hủy tài khoản ngay thời điểm tài khoản của tôi còn 0 đồng thì họ bảo tài khoản hết tiền nên phải nộp 50.000 đồng vào thẻ mới khóa được.

Nộp tiền xong, tôi đề nghị ngân hàng xác nhận hủy tài khoản bằng văn bản nhưng họ từ chối, họ chỉ xác nhận bằng miệng thôi. Muốn khóa thẻ mà cũng khó ghê".

Thêm một rắc rối thủ tục khi đóng thẻ ngân hàng được bạn đọc Nguyên chia sẻ: "Có những thẻ được mở theo khu vực cơ quan chỗ A, nhưng khi khách hàng chuyển đi chỗ mới, ngân hàng bắt buộc phải về khu vực cũ để đóng thẻ.

Trong trường hợp cùng thành phố, hai tỉnh gần nhau thì dễ, nếu ở xa nhau như TP.HCM với Đắk Lắk thì cũng khó được ngân hàng hỗ trợ đóng thẻ từ xa. Rồi nợ thẻ phát sinh không báo cho khách hàng luôn".

Rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn đọc Thuy Hoa kể: "Mình đã gọi điện thoại lên báo đóng thẻ năm 2022 nhưng đến tháng 4-2023 vẫn nhận được thông báo phí thường niên 300.000 đồng. Phải trực tiếp đến ngân hàng hỏi thì được trả lời trong lịch sử cuộc gọi không thấy và kêu mình làm đơn đợi giải quyết.

Phát ngán nên mình đành đóng 300.000 đồng và yêu cầu đóng thẻ. Vừa rồi đầu năm 2024 ngân hàng gởi mail và tin nhắn thông báo sao kê tài khoản thẻ. Tức không chịu được".

Cần quy định rõ thời gian ngân hàng phải đóng thẻ rác

Vào năm 2020, Ngân hàng Nhà nước từng đưa ra lấy ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung thông tư 47/2014, trong đó có điều khoản các ngân hàng phải thu hồi, loại bỏ hoặc vô hiệu hóa tài khoản trong sử dụng, hết hạn sử dụng, không hoạt động trong thời gian tối đa 90 ngày.

Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có quy định về loại bỏ thẻ rác, tài khoản rác. Vì vậy nhiều độc giả đang chờ câu trả lời mang tính giải pháp của Ngân hàng Nhà nước trước bất cập này.

Bạn đọc Mai Anh đặt câu hỏi: "Tại sao nhà mạng chủ động khóa sim nếu sim đã lâu không hoạt động, còn ngân hàng không làm điều đó? Phải chăng kẽ hở này của Ngân hàng Nhà nước đã bị các ngân hàng lợi dụng để móc túi người dân?".

Tương tự, bạn đọc Dinh Loan lấy ví dụ: "Nếu khách hàng sử dụng điện, nước mà không thanh toán phí đúng hạn thì sẽ bị cắt ngay lập tức. Ngân hàng cho khách hàng mở thẻ nhưng nếu khách hàng không giao dịch và không nợ ngân hàng thì sau một thời gian nhất định ngân hàng phải hủy thẻ".

"Cần chấm dứt ngay việc ngân hàng âm thầm tính phí khi chủ thẻ không còn sử dụng nữa. Ngân hàng phải có trách nhiệm thông báo cho chủ thẻ nếu sau 3 tháng khách hàng không giao dịch" - bạn đọc Ngân Hà kiến nghị.

Đồng tình, bạn đọc Đăng Khoa có ý kiến: "Cần thiết điều chỉnh quy định cho các ngân hàng tự đóng những thẻ không sử dụng trong 3-6 tháng. Áp dụng cách như các nhà mạng đang làm".

Theo tài khoản COC, các ngân hàng cần phải gửi thông báo bằng văn bản, email hoặc gọi điện xác minh để khóa những thẻ không có giao dịch, thay vì im lặng để tính phí.

Bạn đọc Lan góp ý thêm: "Nên có quy định bắt buộc các ngân hàng gửi thông báo hỏi khách hàng có đóng tài khoản và hủy thẻ sau khi không phát sinh giao dịch trong 1 năm hay không.

Nếu duy trì tiếp sẽ tính phí ghi nợ ra sao, sau đó khách hàng xác nhận bằng trả lời tin nhắn điện thoại. Không thể cho phép ngân hàng tính phí đến âm vô cực như vụ nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu thành 8,8 tỉ đồng vừa rồi".

Bỏ dùng thẻ rất lâu, nhiều người tá hỏa vì ngân hàng ‘âm thầm’ thu phí, ghi nợ

Nhiều người ngừng sử dụng thẻ ngân hàng đến hơn 10 năm, nhưng bất ngờ phát hiện ra mình mắc nợ tiền triệu do cộng dồn loại phí duy trì, phí thường niên.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng cũng cần đúng với hoàn cảnh. Một đám tang không nên khiến gia đình lâm vào nợ nần.

Đừng để tang lễ rình rang, trở thành gánh nặng của gia đình

Đường gần 35 tỉ không có ai đi vì đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ có khu dân cư

Tuyến đường 2 làn xe, tổng số tiền đầu tư 35 tỉ đồng nhưng đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ ngày có khu dân cư trong tương lai.

Đường gần 35 tỉ không có ai đi vì đâm thẳng ra ruộng lúa, chờ có khu dân cư

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Ở Nhật, Hong Kong, Đài Loan, việc giảm dọn phòng khách sạn, giảm chai nhựa trong phòng..., khách được tặng quà, thêm giờ lưu trú. Còn ở ta?

Giảm dọn phòng khách sạn, bớt chai nhựa, khách được tặng quà, thêm giờ

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Hàng ngàn mét vuông đất nông nghiệp ở khu bãi bồi sông Hồng dưới chân cầu Nhật Tân (Hà Nội) đã bị san lấp, xây dựng nhà trái phép.

Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn

Theo Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì thu nhập chịu thuế dựa theo giá đất.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất 2% có gì chưa ổn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar