20/11/2018 11:13 GMT+7

Dạy tiếng Việt cho Tây - kỳ 4: Tiếng Việt của ngài đại sứ Palestine

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - "Thứ ngôn ngữ khó học như tiếng Việt còn vượt qua được, thì không có việc gì trong cuộc sống mà tôi chịu đầu hàng", đại sứ Saadi SALAMA đã nói như vậy khi chọn tiếng Việt và Việt Nam làm mục tiêu cuộc đời mình 40 năm trước.

Dạy tiếng Việt cho Tây - kỳ 4: Tiếng Việt của ngài đại sứ Palestine - Ảnh 1.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhà nước Palestine tại Việt Nam Saadi Salama - Ảnh: NGỌC HÀ

Thứ ngôn ngữ khó học như tiếng Việt còn vượt qua được thì không có việc gì trong cuộc sống mà tôi chịu đầu hàng.

Từ chỗ học "ABC", một số người nước ngoài đã sử dụng ngôn ngữ Việt được mệnh danh "phong ba, bão táp" một cách điêu luyện và đầy sáng tạo. Thậm chí có người còn đưa ra những phương án "chữa" cách dùng rất thú vị...

"Bu" là gì?

"Bu là gì? A: Một loại khóa, B: Mẹ, C: Một điệu hát, D: Một loại gia vị". Người chơi không trả lời được ngay, phải nhờ sự trợ giúp của khán giả tại trường quay. Kết quả: 28% chọn đáp án C, 26% đáp án B, 24% A và 22% D.

"Tôi cho đó là một thử thách của khán giả dành cho một người nước ngoài đang tham gia một chương trình game show bằng tiếng Việt. Vì vậy, tôi xin lỗi không chọn đáp án của đa số khán giả mà chọn B. Bu là mẹ".

Câu trả lời của vị khách nước ngoài khiến cả trường quay dội lên tiếng vỗ tay tán thưởng.

Saadi Salama, vị đại sứ đặc mệnh toàn quyền Palestine tại Việt Nam, đã vượt qua 12 câu hỏi của chương trình "Ai là triệu phú" đầu năm 2017, nhận phần thưởng 40 triệu đồng bằng sự am hiểu bất ngờ đối với không chỉ tiếng Việt mà cả văn hóa Việt Nam.

"Đáp án B đến từ một kỷ niệm khi tôi thăm một làng quê Bắc Bộ, người dân giải thích "bu" và "thầy" được gọi thay cho "mẹ" và "bố"" - Saadi chia sẻ.

Ngài Saadi thừa hiểu ở vị trí như ông, để tham gia một chương trình trò chơi truyền hình, hẳn nhiều người sẽ e ngại.

Là nhà ngoại giao đại diện cho một quốc gia tại Việt Nam, không may tham dự trò chơi mà không trả lời được thì sẽ ảnh hưởng đến thể diện quốc gia chứ chẳng chơi. Nhưng Saadi tự tin: "Không sợ gì cả".

"Tôi muốn khán giả vui khi có người nước ngoài tham gia chương trình. Đây cũng là cách để mọi người cùng thấy đất nước Việt Nam vô cùng thú vị, khiến một người từ đất nước Palestine xa xôi như tôi yêu quý, cố gắng tìm hiểu văn hóa và lịch sử, cố gắng học hỏi để có được kiến thức nền chả khác gì một người Việt Nam chính hiệu".

Nhiều người lần đầu gặp đều bị choáng váng bởi khả năng dùng tiếng Việt của ngài đại sứ. Nào "lệnh ông không bằng cồng bà", nào "chạy chức chạy quyền", "con ông cháu cha", "lòng người đang "bạc" đi"... đều được ông sử dụng điêu luyện và chuẩn xác.

Đầu tháng 11-2018, trong lễ khai mạc hội thảo khoa học quốc tế về giảng dạy tiếng Việt, kết thúc bài phát biểu ở vai trò một cựu sinh viên học tiếng Việt ở Việt Nam, đại sứ Saadi nói: "Trân trọng cảm ơn".

Rồi ông nói thêm: "Các thầy dạy tôi dùng "xin" trong trường hợp này, nhưng có lẽ đó là chữ bị thừa vì trân trọng đã hàm ý trân quý, trọng thị cao nhất rồi, nên theo tôi, tiếng Việt không cần dùng thêm chữ xin trong tình huống này".

"Cũng như vậy, chỉ nên nói là bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng y tế, nhưng người Việt vẫn dùng thừa chữ với cách gọi quen tai: bộ trưởng Bộ Ngoại giao, bộ trưởng Bộ Y tế... Hay "nhân dịp", "kỷ niệm" đều có nghĩa tương đương nhau, dùng từ này thôi từ kia nhưng nhiều bài phát biểu vẫn cứ "nhân dịp kỷ niệm..." - đại sứ Saadi góp ý.

Dạy tiếng Việt cho Tây - kỳ 4: Tiếng Việt của ngài đại sứ Palestine - Ảnh 3.

Đại sứ Saadi Salama và GS Hoàng Trọng Phiến, người đã làm chủ hôn cho đám cưới của ông - Ảnh: THÀNH LONG

"Đây là Tiếng nói Việt Nam..."

Gần 40 năm trước, Saadi từ chối du học Ý, Romania để đến Việt Nam.

18 tuổi đến Việt Nam, trong Saadi tràn ngập cảm giác ngưỡng mộ và muốn học hỏi tại một đất nước kiên cường - biểu tượng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Nhưng mọi thứ không như hình dung.

Việt Nam sau chiến tranh vô cùng gian khổ, thiếu thốn. Điện không có, nước phập phù.

Bao nhiêu quần áo đẹp được chàng trai Palestine háo hức chuẩn bị từ quê nhà định mang sang để diện tự nhiên trở nên lạc lõng ở một đất nước hậu chiến tranh.

"Số phận gì đã đưa mình đến đất nước này? Cuộc sống của nhân dân Palestine đang bị chiếm đóng cũng không đến mức khó khăn như vậy" - Saadi thực sự hoang mang.

Ở lại để chịu đựng khổ sở, khó khăn hay xách vali về nước? Cậu sinh viên nước ngoài đã bắt đầu ở Việt Nam bằng một đêm khó ngủ. 3 giờ sáng, anh bật dậy.

"Đây là Tiếng nói Việt Nam. Phát thanh từ Hà Nội - thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Tiếng của cô phát thanh viên vọng ra từ đài khiến Saadi bừng tỉnh. Tiếng Việt và Việt Nam là lựa chọn của chính anh. Đã quyết định điều gì phải làm đến nơi đến chốn. Nếu bỏ cuộc là thất bại, không chỉ hôm nay mà còn cả cuộc đời phía trước...

Sau gần 40 năm nhớ lại, đại sứ Saadi nói: "Thứ ngôn ngữ khó học như tiếng Việt còn vượt qua được, thì không có việc gì trong cuộc sống mà tôi chịu đầu hàng".

Từ quyết tâm ấy, đến nay Saadi đã trở thành một cựu sinh viên mà các thầy cô khoa tiếng Việt luôn kể về với giọng điệu tự hào nhất. Sự tinh tế trong sử dụng tiếng Việt, am hiểu văn hóa Việt của Saadi luôn khiến các thầy cô bất ngờ.

Khi mới sang Việt Nam, Saadi rất khó chịu khi những người bạn Việt Nam rồi những người hàng xóm vừa nhìn thấy anh đã vồn vã: "Đi đâu đấy?", "Ăn gì chưa?". Đó là những câu hỏi rất riêng tư. Chả lẽ người Việt Nam thích tò mò đến thế?

Chỉ đến khi sống ở Việt Nam một thời gian đủ lâu để ngấm văn hóa Việt, Saadi mới nhận ra điều khác biệt.

Những hiểu nhầm hay gặp phải do phát âm sai dấu - Video: Dương Liễu

Dạy tiếng Việt cho Tây - kỳ 4: Tiếng Việt của ngài đại sứ Palestine - Ảnh 5.

Dàn bê tráp đặc biệt toàn sinh viên và cựu sinh viên đến từ Nhật Bản trong lễ ăn hỏi của thầy dạy tiếng Việt - Ảnh: Thầy PTS cung cấp

"Thầy ta" làm chủ hôn cho "trò tây"

Yêu tiếng Việt, sống ở Việt Nam nhiều năm, đại sứ Palestine còn có sợi dây gắn bó đặc biệt với Việt Nam khi vợ ông là người Hà Nội. GS Hoàng Trọng Phiến, chủ nhiệm khoa tiếng Việt khi đó, cũng chính là chủ hôn cho đám cưới của Saadi.

Nhưng Saadi không phải là chú rể ngoại duy nhất có chủ hôn là thầy giáo tiếng Việt. Có những sinh viên Anh, Úc... khi lấy vợ Việt Nam, gia đình không sang được đông đủ cũng nhờ các thầy làm đại diện nhà trai đi hỏi vợ cho trò.

Ngược lại, cũng rất thú vị khi có những đám cưới chú rể là "thầy nội" mà dàn phù rể lại toàn "trò ngoại". Hơn một năm trước, đám cưới của thầy Phan Thanh Sơn đã gây ấn tượng như thế khi dàn bê tráp toàn người Nhật.

Có người đang là sinh viên, cũng có người đã về Nhật làm việc nhưng đặt vé máy bay trở lại Việt Nam chỉ để dự "ngày trọng đại của đời thầy".

Kỳ tới: Đơn giản và độc đáo

NGỌC HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ 2: Thần chết fentanyl hoành hành ở Mỹ

Fentanyl bất hợp pháp bắt đầu gây đại dịch ngầm ở Mỹ từ năm 2013 và trở thành loại ma túy mới phê hơn vì mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' fentanyl - Kỳ 2: Thần chết fentanyl hoành hành ở Mỹ

Người chia sẻ cùng nỗi đau trái tim

Chương trình khám và điều trị miễn phí dị tật tim bẩm sinh cho trẻ em khó khăn do Liên chi hội Tim mạch nhi và tim bẩm sinh TP.HCM tổ chức.

Người chia sẻ cùng nỗi đau trái tim

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

Trước tình trạng diện tích đầm trồng sen hồ Tây (Hà Nội) dần bị thu hẹp trong suốt nhiều năm qua, UBND quận Tây Hồ (cũ) đã phối hợp với cơ quan chuyên môn và người dân cải tạo đất trồng thêm được 7,5ha giống sen quý Bách Diệp.

Sen Bách Diệp hồ Tây hồi sinh

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar