16/02/2025 18:08 GMT+7

Quản lý giáo viên dạy thêm: Hiệu trưởng hay phụ huynh, hay trung tâm dạy thêm?

Theo dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP.HCM, hiệu trưởng phải quản lý giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường. Nhiều ý kiến cho rằng phụ huynh, trung tâm phải cùng tham gia giám sát.

Bạn đọc thắc mắc: Vì sao hiệu trưởng lại phải quản lý dạy thêm? - Ảnh 1.

Học sinh sau giờ học tại một trung tâm dạy thêm ở TP.HCM - Ảnh: NHƯ HÙNG

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đang lấy ý kiến cho dự thảo quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn. Thời gian lấy ý kiến đến hết ngày 17-2.

Theo dự thảo, hiệu trưởng các nhà trường có trách nhiệm tổ chức việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường theo quy định tại thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT.

Đồng thời quản lý giáo viên đang dạy học tại nhà trường khi tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; phối hợp theo dõi, kiểm tra hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường của giáo viên.

Hiệu trưởng cũng chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý trực tiếp về chất lượng dạy thêm, học thêm trong nhà trường; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm…

Công khai số điện thoại để phụ huynh có thể phản ánh việc dạy thêm

Phản hồi về dự thảo quy định trên, bạn đọc COC lập luận: "Tại sao bắt hiệu trưởng phải quản lý luôn việc ở ngoài nhà trường? Cơ quan chức năng còn không quản lý được mà buộc một hiệu trưởng chỉ có quyền trong nhà trường phải quản lý giáo viên của mình ở ngoài nhà trường".

Tương tự, theo bạn đọc ledu****@gmail.com, hiệu trưởng làm công tác quản lý giáo viên trong nhà trường trong thời gian hoạt động tại trường, còn ngoài giờ làm cách nào để quản lý, theo dõi giáo viên?

Nếu bắt buộc quản lý thì hiệu trưởng có phụ cấp làm ngoài giờ hoặc tăng lương không?

Bạn đọc có tên tài khoản Luật nêu băn khoăn: Hiệu trưởng quản lý luôn cả việc dạy thêm của giáo viên là tạo gánh nặng cho hiệu trưởng, vì hiệu trưởng còn rất nhiều việc khác quan trọng hơn phải làm, dạy thêm là phụ, còn dạy chính khóa mới là mục tiêu chính.

Bạn đọc Khai Phong cho rằng đã công khai đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật rồi thì việc dạy thêm này được quản lý bởi luật pháp (đối tượng, thời gian, địa điểm, hình thức kinh doanh, thu nhập...) nên đâu cần hiệu trưởng phải quản lý việc dạy thêm ngoài trường chi nữa!

Bạn đọc tran****@gmail.com phân tích: Thầy cô dạy thêm có doanh thu nên được quản lý chặt chẽ như một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, nên để địa phương, đơn vị có trách nhiệm liên quan quản lý và kiểm tra. Hiệu trưởng cần tập trung tạo môi trường giáo dục tốt trong nhà trường để chất lượng giáo dục dạy học tiến bộ lên.

Còn bạn đọc Việt Nhật cho rằng cách tốt nhất là công khai số điện thoại của Sở Giáo dục và Đào tạo để mọi người có thể phản ánh những thầy cô cố tình lách quy định để dạy thêm. Mỗi lớp đang dạy có khoảng 40 học sinh thì các thầy cô cũng đang có thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/tháng nên họ sẽ tìm mọi cách để lách quy định.

"Hãy để cho các phụ huynh tham gia giám sát và phản ánh nếu các thầy cô này tiếp tục làm trái thông tư 29 vừa ban hành", bạn đọc Việt Nhật viết.

Trung tâm dạy thêm có trách nhiệm tìm hiểu về giáo viên 

Ngoài những thắc mắc nêu ra liên quan nhiệm vụ quá lớn cho hiệu trưởng, một số ý kiến đưa ra những giải pháp, hiến kế để việc dạy thêm, học thêm đi vào quy củ.

Theo bạn đọc Bich, việc quan trọng là cần làm rõ trách nhiệm của các trung tâm dạy thêm. Các trung tâm này ngoài những điều kiện liên quan đến cơ sở vật chất thì trước khi ký hợp đồng với các giáo viên cần phải nắm được giáo viên đó là giáo viên công lập hay ngoài công lập.

"Đối với giáo viên công lập thì cần phải nắm rõ được các thông tin như trường học - nơi giáo viên đó đang giảng dạy, các lớp mà giáo viên đó được phân công giảng dạy, tổng thời gian làm việc mà giáo viên đó giảng dạy ở trường và cơ sở giáo dục khác, hiệu trưởng hoặc người có thẩm quyền chỉ định, phân công giáo viên đó giảng dạy", bạn đọc Bich gợi ý thêm.

Cũng theo bạn đọc Bich, trước khi ký hợp đồng, các trung tâm dạy thêm có trách nhiệm liên lạc với hiệu trưởng hoặc người có thẩm quyền của trường - nơi giáo viên mà trung tâm dự định ký hợp đồng đang làm việc để thông báo và tham vấn, tìm hiểu giáo viên đó giảng dạy tại trường ra sao trước khi đồng ý cho giáo viên tham gia giảng dạy tại trung tâm mình.

Sau khi ký hợp đồng, trung tâm có trách nhiệm thông báo bằng văn bản, trong đó bao gồm các thông tin về giáo viên, về thời gian làm việc, về môn học sẽ thực hiện giảng dạy, về mức phí được nhận... tới trường và các cơ quan quản lý. 

"Trung tâm cũng có trách nhiệm trích nộp tiền thuế và báo cáo các cấp có thẩm quyền theo quy định", bạn đọc Bich viết thêm.

Thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm quy định như thế nào?

Tôi muốn làm thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm theo hình thức hộ kinh doanh cá thể thì cần những hồ sơ, thủ tục gì? Nộp ở đâu?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Bộ Tài chính đang nghiên cứu lựa chọn giữa hai cách tính thuế, trong đó có phương án tính thuế 20% trên lợi nhuận từ chuyển nhượng bất động sản.

Thuế thu nhập mua bán nhà đất: Vẫn thấy băn khoăn với đề xuất mới

Chuyển chủ đầu tư 8 dự án ngàn tỉ ở Dung Quất

Hàng loạt dự án ngàn tỉ do Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi làm chủ đầu tư được chuyển cho Ban Quản ý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ngãi.

Chuyển chủ đầu tư 8 dự án ngàn tỉ ở Dung Quất

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Cơ quan quản lý đề xuất tăng chế tài xử phạt, có thể cấm người nổi tiếng tham gia quảng cáo nếu vi phạm, đặc biệt trong các trường hợp quảng cáo sai sự thật.

Người nổi tiếng quảng cáo phải chịu trách nhiệm tương xứng với tầm ảnh hưởng

Lòng se điếu và chút se lòng

Vụ việc lòng se điếu không phải là hiện tượng cá biệt. Nó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay.

Lòng se điếu và chút se lòng

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Hà Nội lý giải gì về việc người dân xếp hàng từ rạng sáng để chờ lấy số thứ tự nộp hồ sơ, xử lý thủ tục hành chính?

Hà Nội lý giải việc dân xếp hàng dài từ rạng sáng để xử lý thủ tục hành chính

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ

Bỏ thi nâng ngạch và chế độ tập sự đang được xem là bước đi mạnh mẽ nhằm đưa nền công vụ Việt Nam rời khỏi quỹ đạo "chức nghiệp".

Bỏ thi nâng ngạch, bỏ tập sự: Cần cải cách đồng bộ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar