25/12/2019 12:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đẩy mạnh tự chủ để giáo dục đại học phát triển

TRẦN HUỲNH ghi
TRẦN HUỲNH ghi

TTO - Khi được tự chủ, các trường sẽ thuận lợi hơn trong việc đưa ra các chính sách khuyến khích đội ngũ làm việc hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo cũng như thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nhà trường.

Sau bài viết Trường tự chủ, giảng viên thu nhập 63 triệu/tháng, nhiều giảng viên ĐH cho rằng cần nhanh chóng mở rộng và đẩy mạnh tự chủ vì đây là xu thế tất yếu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy giáo dục ĐH phát triển mạnh mẽ.

* TS Nguyễn Xuân Huy (giảng viên Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM):

Biểu hiện của sự trưởng thành

nguyễn xuân huy 3(read-only)

Việt Nam đang loay hoay với chuyện tự chủ ĐH, trong khi các nước có nền giáo dục ĐH tiên tiến đều luôn quan tâm đến việc này. Tự chủ là được tự quyết nhiều việc quan trọng, biểu hiện của sự trưởng thành. 

Tự chủ tài chính ở ĐH phải hoạt động dưới mô hình doanh nghiệp, chứ không phải nửa vời như hiện nay. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã vận hành mô hình này rất tốt, hơn 15 năm nay rồi, nên cần nhân rộng mô hình này ở nhiều trường khác.

Riêng về chuyện chi trả thu nhập cho giảng viên, tôi cho rằng nếu giảng viên, nhà khoa học chỉ tập trung làm việc trong phòng thí nghiệm, viết báo SCI để công bố quốc tế theo chuyên ngành hẹp của mình thì vẫn chưa đủ. Vì điều đó chỉ làm đẹp hồ sơ cho cá nhân, vẫn chưa đóng góp lợi ích và lan tỏa cho cộng đồng. 

Các nhà khoa học phải mang những vấn đề đã nghiên cứu ra ứng dụng cho cuộc sống, khi ấy giá trị mới được tỏa sáng, mới được cộng đồng xã hội công nhận.

Thực tế ở các trường công hiện nay, mức lương giảng viên ở Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) tương đối cao so với mặt bằng chung, chưa tính đến mức thu nhập làm với giới công nghiệp bên ngoài là rất cao. 

Bên cạnh đó, ngoài giờ giảng dạy, phần lớn giảng viên của trường đều phải lăn xả vào giới công nghiệp. Nếu các trường được tự chủ sẽ thuận lợi hơn trong việc đưa ra các chính sách khuyến khích phù hợp, không phải chịu những quy định gò bó đang kìm hãm sự phát triển của ĐH hiện nay.

Đẩy mạnh tự chủ để giáo dục đại học phát triển - Ảnh 3.

Các trường ĐH cần được tự quyết định và chủ động khai thác, tìm kiếm nguồn tài chính, cách thức sử dụng các nguồn tài chính và tài sản hiện có, đầu tư cho tài sản tương lai, cân đối thu và chi nhằm đảm bảo hệ thống tài chính minh bạch, tuân thủ pháp luật và không vụ lợi.

ThS Phạm Thái Sơn (giảng viên Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM)

* TS Tô Văn Phương (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Nha Trang):

Cơ hội để tăng nguồn thu

tô văn phương 3(read-only)

Trường ĐH Nha Trang đang xây dựng đề án tự chủ ĐH để trình Bộ GD-ĐT, trong đó nhấn mạnh đến tự chủ về tài chính. Khi được tự chủ hoàn toàn, chắc chắn trường sẽ có nhiều cơ hội trong việc gia tăng nguồn thu, đặc biệt là từ việc khai thác sử dụng cơ sở vật chất, tài sản của trường vì ĐH Nha Trang có vị trí khá đẹp nên khả năng phối hợp với doanh nghiệp sử dụng mặt bằng, đất đai của trường là rất quan trọng, làm cơ sở tăng thu nhập cho cán bộ viên chức.

Nhìn chung, thu nhập bình quân của giảng viên có học vị TS ở trường hiện nay khoảng 15 triệu đồng/tháng, PGS khoảng 25 triệu đồng/tháng. Đây là mức thu nhập tương đối tốt so với mức chi tiêu sinh hoạt ở TP Nha Trang. 

Tuy nhiên, tôi tin rằng khi trường tự chủ hoàn toàn thì chắc chắn mức thu nhập sẽ tăng lên nhiều vì cơ chế học phí, đa dạng hóa nguồn thu và chi cho đội ngũ được tự quyết nhiều hơn và hướng đến sử dụng KPI (Key Performance Indicator, chỉ số đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của một bộ phận hoặc sự vận hành của cả doanh nghiệp) để trả lương. 

Nếu trường được tự chủ, chắc chắn chính sách, chế độ đãi ngộ với cán bộ viên chức của trường không chỉ là ở mức lương, phụ cấp tăng thêm hằng tháng mà còn được nhà trường quan tâm nhiều ở môi trường làm việc tốt hơn.

* ThS Nguyễn Tiến Hùng (trưởng bộ môn bảo hiểm Trường ĐH Kinh tế TP.HCM):

Cần bộ máy quản trị hiệu quả

nguyễn tiến hùng 3(read-only)

Cần làm rõ được tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong lĩnh vực tài chính, thu và quản lý học phí. 

Các trường ĐH cần được tự quyết định và chủ động khai thác, tìm kiếm nguồn tài chính, cách thức sử dụng các nguồn tài chính và tài sản hiện có, đầu tư cho tài sản tương lai, cân đối thu và chi nhằm đảm bảo hệ thống tài chính minh bạch, tuân thủ pháp luật và không vụ lợi. 

Khi nhà trường đã có cơ chế tài chính chủ động, thông thoáng sẽ có chính sách chi trả thu nhập tốt hơn, khuyến khích đội ngũ làm việc hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo cũng như thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của nhà trường.

Theo tôi, để các cơ sở giáo dục ĐH tự chủ hiệu quả, điều quan trọng là cần phải có khung pháp lý nội bộ (mà quy chế chi tiêu nội bộ chỉ là một phần) đầy đủ và chặt chẽ. Đồng thời phải có bộ máy quản trị trường học hiệu quả. 

Để cơ sở giáo dục ĐH có thể tự chủ hợp tác nhằm tối đa hóa giá trị của nhà trường thì cần: Luật giáo dục ĐH không nên theo hướng đặc thù hóa cơ sở giáo dục ĐH (riêng của Bộ GD-ĐT), mà phải theo hướng xác lập sự tương thích của các trường với các pháp nhân kinh tế - xã hội khác (điều chỉnh bởi luật khác).

Điều quan trọng nhất hiện nay là cần nhanh chóng hình thành khung pháp lý hoàn chỉnh liên quan đến thực hiện tự chủ ĐH trên nền tảng tự chủ là quyền của các cơ sở giáo dục ĐH.

Sinh khí mới từ tự chủ đại học

TTO - Nhìn 24 cơ sở giáo dục đại học đang được thí điểm cơ chế tự chủ hiện nay có thể thấy rõ sinh khí mới của giáo dục đại học với nhiều đổi thay tích cực.

TRẦN HUỲNH ghi

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Hiện nay, một số công cụ như Turnitin và GPTZero có khả năng phát hiện đạo văn, bài luận do AI 'sáng tác' hay số liệu ảo, biểu đồ ảo...

Khi AI... vạch trần sinh viên dùng AI viết luận văn

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Năm 2025, mức thu học phí các trường đại học cao hơn năm ngoái và sẽ tiếp tục tăng qua từng năm theo lộ trình.

Học phí đại học năm 2025 sẽ cao hơn năm ngoái bao nhiêu?

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu (nay là tỉnh Cà Mau) kết luận nhiều nội dung sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo và tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu.

Kết luận nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Bạc Liêu

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa chính thức công bố đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Theo lịch chung của bộ, 8h ngày 16-7 sẽ công bố điểm thi.

Đã có đáp án tất cả môn thi tốt nghiệp THPT 2025

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Phụ huynh ở phường Thành Nhất (tỉnh Đắk Lắk) phản ánh con trai bị cô giáo dạy thêm đánh bầm mông vì làm sai bài tập, công an đang xác minh vụ việc.

Công an xác minh vụ cô giáo đánh bầm mông học sinh lớp học thêm vì làm sai bài tập

Khi con thi trượt

Khi bị trượt tốt nghiệp THPT; hay ước mơ vào đại học, cao đẳng 'tan thành mây khói', thường tâm lý chung của các thí sinh là sẽ rất buồn chán.

Khi con thi trượt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar