03/03/2014 10:10 GMT+7

Dạy học bằng cả yêu thương

Ký tên: MẸ A.T.
Ký tên: MẸ A.T.

TT - Đây là chuyên mục mới do báo Tuổi Trẻ cùng Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp thực hiện. Mở đầu xin giới thiệu câu chuyện “thư đi tin lại” giữa một phụ huynh với một cô giáo “cá tính, giảng bài dễ hiểu, cực kỳ nghiêm khắc và yêu thương học trò”.

Phóng to
Cô giáo Lê Thị Bội Ngọc trong một giờ lên lớp tại Trường THCS Nguyễn Du, quận 1 (TP.HCM) - Ảnh: Lưu Trang

Thư gửi cô giáo dạy sinh

TP.HCM, ngày...

Bội Ngọc thân mến!

Cho phép chị được gọi Bội Ngọc một cách thân mật như thế nhé. Bội Ngọc chưa biết chị nhưng cả nhà chị biết em rất rõ. Chắc em ngạc nhiên lắm vì từ lúc con gái chị được học sinh vật với em tới giờ, bữa sáng, trưa, tối, em là đề tài chính con gái chị kể. Cứ theo lời con gái của chị thì: “Mẹ ơi, nếu giáo viên không đẹp lắm nhưng dạy hay thì tự dưng con thấy cô cũng rất đẹp mẹ ạ”.

Một cô giáo có kiến thức chuyên môn vững vàng và trên hết là một cô giáo đầy cá tính. Em mang cả cá tính vào trong bài dạy của mình làm con chị thấy bài học trở nên dễ nhớ, dễ học và thú vị. Chị thú vị cùng con gái mình với cách trao thưởng của em cho học sinh. Chị cùng hồi hộp với con gái mình với những bài tập em giao. Chị trân trọng nhất là cách em khơi gợi qua từng câu hỏi để kiến thức sinh vật gắn liền với cuộc sống của con gái chị, từ cách em tập cho học sinh tóm tắt ý, ghi chép ngắn gọn, đến cách em tập cho học sinh phản biện lại tất cả những vấn đề được học...

Con gái chị muốn lớn lên trở thành phóng viên truyền hình, phụ trách một kênh thể thao. Cả nhà có định hướng cháu theo nghề y nhưng vẫn chẳng thuyết phục được cho đến khi em xuất hiện. Sau một tháng, cháu hớn hở nói với chị: “Cô Bội Ngọc nói con sẽ học y khoa đây”. Em đã giúp cháu hiểu được điểm mạnh của mình và cháu hoàn toàn bị thuyết phục.

Chị cho rằng một giáo viên giỏi là người có thể truyền kiến thức đến học trò, nhưng một giáo viên tuyệt vời là người giúp học trò phát hiện được điểm mạnh, điểm yếu để tự các em định hướng được tương lai của mình.

Trong tất cả thầy cô mà mình được học, sau mấy chục năm, nhớ đến họ mình thường không nhớ thầy cô đã dạy những gì mà chỉ nhớ lại những dấu ấn về cá tính của họ. Đôi lúc mình cư xử giống thầy cô mình thích một cách vô thức. Với con gái chị, Bội Ngọc là một dấu ấn trong cuộc đời học sinh của cháu. Đôi lúc sự xuống cấp của đạo đức nhà giáo làm chị chạnh lòng, nhưng khi con gái chị gặp được em, chị lại có niềm tin về ngành giáo. Em cá tính, hiện đại, rất tâm lý, nhưng trên hết em làm học trò ngưỡng mộ bởi kiến thức, phương pháp dạy vừa teen vừa nghiêm khắc. Viết thư này để chúc mừng em và được nói với em rằng em đã có thêm nhiều “fan cuồng” mới, đó là cả gia đình nội ngoại của chị.

Phóng to
Cô Lê Thị Bội Ngọc trong một giờ lên lớp tại Trường THCS Nguyễn Du, quận 1 (TP.HCM) - Ảnh: Lưu Trang

Sẽ không là con sâu

TP.HCM, ngày...

Nhận thư của mẹ A.T. đã 10 ngày rồi, nhưng thật lòng mà nói mãi đến hôm nay em vẫn cảm thấy... sướng. Sướng vì đã nhận được một món quà tinh thần rất giá trị. Sướng vì đã lâu lắm rồi em mới nhận được một “tâm thư” viết tay chứ không gõ máy. Và sướng vì em đọc thấy được, từ chị, những lời thực lòng, không sáo rỗng, không kiểu cách.

Gần 20 năm gắn bó với trường, dẫu cũng không ít lần em nhận được những cuộc điện thoại cảm kích từ phụ huynh, có khi kéo dài hàng giờ, nhưng đây là lần đầu em nhận được thư tay. Những chia sẻ của chị quả thật làm em vui lắm, vui như con nít được quà bánh vậy. Cảm ơn chị, cảm ơn những tình cảm từ phía gia đình chị, cảm ơn cô con gái rất xinh của chị, vì bé chính là sợi dây kết nối tình cảm giữa mẹ và cô.

Với lá thư phúc đáp này, em cũng mong chị sẽ hiểu thêm được phần nào về em, về cái nghiệp mà em đã trót mang. Em được sinh ra, lớn lên, được sự yêu thương và dạy dỗ nghiêm khắc từ ba mẹ. Cùng với em là ba anh chị em khác nữa, ai cũng có hai, ba bằng đại học và biết hai, ba ngoại ngữ. Nhưng chị biết không, ở tuổi này ba mẹ vẫn “quản” tụi em rất sát. Vẫn la rầy, góp ý hay động viên bọn em phải học, học nữa, học hoài, học hết cái này đến cái khác. Chị thấy “ngộ” không?

Những điều em dạy học trò âu cũng là những điều em được lĩnh hội từ đại gia đình của mình. Em cũng có gì giỏi giang hơn ai đâu. Mình giỏi sẽ có người giỏi hơn. Mình tài sẽ có người tài hơn. Em chỉ có được điều này “hơn” người khác, đó là đã nhận được sự giáo dục tuyệt vời từ gia đình, từ ba mẹ: không ỷ lại vào ba mẹ, không cậy quyền thế, không lý thuyết suông, hoàn cảnh nào cũng sống được.

Giờ nhìn lại mới thấy hết cái hay của sự nghiêm khắc trong giáo dục, mới thấy rõ hết sức ảnh hưởng và tầm quan trọng của cái nôi gia đình. Em rất biết ơn ba mẹ vì điều này nên em cũng muốn chuyển tải phần nào những điều đã học cho bọn nhỏ: cách học thế nào cho đúng phương pháp, cách nhìn nhận vấn đề thế nào cho sâu sắc, cách ghi nhớ kiến thức thế nào cho logic, bài bản...

Vừa dạy chữ vừa dạy người, em toàn tâm toàn ý với bọn nhỏ để rồi thường thì cuối năm lớp 9, phụ huynh “nhờ” em chọn trường thi cho bọn nhỏ luôn và thường thì “trúng phóc” với sở nguyện. Em chắc chắn sẽ không là con sâu trong nồi canh giáo dục đâu. Em được dạy như thế mà. Chúc cả nhà một ngày vui.

Không bao giờ cho bài tập về nhà

Cô giáo Lê Thị Bội Ngọc, sinh năm 1973, là giáo viên môn sinh học Trường THCS Nguyễn Du, quận 1 (TP.HCM). Người mẹ trong bức thư đầu tiên lớn hơn cô giáo hai tuổi, có con gái đang học lớp 8 của trường này.

Đến Trường THCS Nguyễn Du, được nghe khá nhiều câu chuyện thú vị về cô giáo dạy sinh học này. Có lẽ điều đặc biệt nhất của cô giáo là cách mà cô đến với học trò. Cá tính, sôi nổi và hài hước, nghiêm khắc nhưng cũng rất tâm lý.

Đó là cô giáo buổi đầu làm quen với lớp sẽ nói cho lớp biết cô có ưu điểm là... chịu chơi và nhược điểm là mắt và tai cực tốt, có thể biết học sinh đang làm gì, nói gì sau lưng; là giáo viên cho học sinh ghi bài ít nhất và không bao giờ cho bài tập về nhà. Cô giáo này từng chia sẻ trước học sinh rằng mình không bao giờ coi môn sinh là môn phụ.

Chọn một học sinh ngẫu nhiên để hỏi về cô Bội Ngọc, em Lê Tuấn Minh, học sinh lớp 6, hồn nhiên nói: “Con thích cô Bội Ngọc nhất vì cô giúp con từ không thích trở nên thích môn sinh học. Con ấn tượng nhất ở cô là khi học sinh hỏi cô một câu, cô sẽ hỏi lại học sinh ba câu và gợi ý học sinh trả lời ba câu đó. Khi trả lời xong ba câu đó, học sinh sẽ tự trả lời được câu hỏi ban đầu”.

Trên những trang mạng xã hội của học sinh và cả cựu học sinh Trường THCS Nguyễn Du, cô Bội Ngọc được miêu tả là một giáo viên “cá tính, thuộc trường phái yêu thương học trò, giảng bài dễ hiểu và cực kỳ nghiêm khắc”.

“Dạy học bằng cả yêu thương” là chuyên mục do báo Tuổi Trẻ cùng Sở GD-ĐT TP.HCM phối hợp thực hiện. Chuyên mục tôn vinh những nhà giáo giỏi, tận tâm với học trò nhằm khẳng định hình ảnh đẹp, mẫu mực của nghề giáo, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo. Bên cạnh đó chuyên mục cũng là sự động viên, hun đúc lòng yêu nghề của giáo viên trẻ, phát huy những sáng kiến, kinh nghiệm trong việc dạy và học...

Bạn đọc có thể tham gia chuyên mục này bằng cách gửi bài, ảnh hoặc cung cấp thông tin về các tấm gương thầy cô giáo... (những thông tin cung cấp có giá trị về các tấm gương thầy cô giáo, sẽ được Tuổi Trẻ tặng quà) qua địa chỉ [email protected] hoặc báo Tuổi Trẻ, số 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM (ngoài bì thư xin ghi rõ chuyên mục “Dạy học bằng cả yêu thương”, bài tham gia xin vui lòng ghi rõ địa chỉ tác giả, tài khoản ngân hàng).

Mở màn cho chuyên mục này là bức thư của một phụ huynh ở TP.HCM gửi cô giáo dạy con mình môn sinh học, bày tỏ sự tâm đắc với phương pháp giáo dục của cô giáo. Đến lượt mình, cô giáo cũng đã viết thư trả lời phụ huynh, trong đó đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục trong gia đình.

Trân trọng giới thiệu và kính mời bạn đọc, quý thầy cô, phụ huynh và các bạn học sinh cộng tác với chuyên mục.

Ký tên: MẸ A.T.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là công cụ, mà sẽ trở thành đồng nghiệp của các thầy cô và sinh viên ngành kinh tế trong tương lai. Do đó cần phải 'bình dân học vụ' AI ngay từ bây giờ, để làm chủ những công cụ trí tuệ nhân tạo.

Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiền để sử dụng AI, sinh viên phải chuẩn bị để cạnh tranh

Xúc động khoảnh khắc trao bằng giỏi cho tân nữ kỹ sư mới qua đời vì tai nạn giao thông

Vừa hoàn thành tất cả các học phần, sinh viên Đỗ Ngọc Huế không may gặp tai nạn giao thông và qua đời. Hôm nay, chị gái của Huế đã lên bục nhận bằng tốt nghiệp thay em, khoảnh khắc khiến nhiều người nghẹn ngào xúc động.

Xúc động khoảnh khắc trao bằng giỏi cho tân nữ kỹ sư mới qua đời vì tai nạn giao thông

Lời cảm ơn hóa thành giai điệu tại lễ tri ân đầy cảm xúc của học sinh khối 5

Sáng 23-5, Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1, TP.HCM) tổ chức lễ tri ân và trưởng thành lớp 5, giây phút các em học sinh đồng diễn cảm ơn phụ huynh tạo nên khoảnh khắc xúc động.

Lời cảm ơn hóa thành giai điệu tại lễ tri ân đầy cảm xúc của học sinh khối 5

19h ngày 23-5, Trường Quốc tế Úc Sài Gòn lên sóng Khám phá trường học

Trường Quốc tế Úc Sài Gòn (AIS Saigon) sẽ giới thiệu công nghệ VR và Metaverse trong chương trình "Khám phá trường học" ngày hôm nay.

19h ngày 23-5, Trường Quốc tế Úc Sài Gòn lên sóng Khám phá trường học

Từ concert đến lễ hội: Mảnh đất màu mỡ của nhân lực ngành sự kiện

Sự bùng nổ ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam với hàng loạt chương trình giải trí, concert âm nhạc, sự kiện quy mô quốc gia… đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm các công việc mới cũng như cơ hội việc làm đầy triển vọng cho người trẻ.

Từ concert đến lễ hội: Mảnh đất màu mỡ của nhân lực ngành sự kiện

AI viết lại bản đồ việc làm - chọn ngành cần có chiến lược

Thị trường lao động dưới sự tác động của công nghệ có thể thay đổi nhanh hơn chương trình đào tạo.

AI viết lại bản đồ việc làm - chọn ngành cần có chiến lược
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar