10/04/2019 22:02 GMT+7

Đây, ảnh của một hố đen vũ trụ

PGS. TS. PHAN BẢO NGỌC
PGS. TS. PHAN BẢO NGỌC

TTO - Lần đầu tiên các nhà khoa học chụp được bức ảnh đầu tiên của một hố đen. Đây là một kỳ tích khoa học được thực hiện bởi hơn 200 nhà nghiên cứu.

Đây, ảnh của một hố đen vũ trụ - Ảnh 1.

Hình ảnh đầu tiên của một hố đen được chụp bởi hệ kính EHT. Đĩa vật chất bị nung nóng phát sáng xung quanh lỗ đen - Ảnh: REUTERS

"Chúng tôi đã chụp được bức ảnh đầu tiên của một . Đây là một kỳ tích khoa học được thực hiện bởi hơn 200 nhà nghiên cứu", Giám đốc dự án EHT Sheperd Doeleman thuộc Trung tâm Thiên văn vật lý - ĐH Harvard nói trong buổi họp báo tối 10-4 (giờ Việt Nam).

Công trình nghiên cứu đột phá này được công bố trong 6 bài báo đặc biệt ở tạp chí The Astrophysical Journal Letters. Hình ảnh thu được cho thấy có một (hay còn gọi là ) ở trung tâm thiên hà có tên Messier 87 nằm ở đám thiên hà có tên Virgo.

Lỗ đen siêu lớn này cách Trái đất 55 triệu năm ánh sáng và có khối lượng gấp 6,5 tỉ lần khối lượng Mặt trời.

Hệ kính gồm nhiều kính trên khắp thế giới liên kết tạo thành một kính viễn vọng có kích cỡ của Trái đất, do đó hệ kính liên kết này có độ nhạy và phân giải không gian chưa từng có.

Hệ kính EHT là kết quả của nhiều năm cộng tác của các nhà khoa học quốc tế, cho phép mở ra hướng mới để nghiên cứu các siêu vật thể trong vũ trụ.

Cần nhắc lại vào năm 2016, các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện sóng hấp dẫn sau 100 năm được tiên đoán bởi Thuyết tương đối rộng của Einstein, cũng từ quan sát sự va chạm hai lỗ đen.

Đây, ảnh của một hố đen vũ trụ - Ảnh 2.

Hình ảnh của lỗ đen công bố tại cuộc họp báo sáng 10-4 ở Washington - Ảnh: REUTERS

Lỗ đen là các vật thể trong vũ trụ có khối lượng siêu lớn nhưng kích thước nhỏ, tạo nên vùng có mật độ vật chất siêu đậm đặc. Do đó, các lỗ đen làm bẻ cong không-thời gian và nung nóng vật chất xung quanh chúng.

Ánh sáng đi gần lỗ đen thì bị bẻ cong và không thể thoát ra khỏi lỗ đen. Tuy nhiên, vật chất bị nung nóng xung quanh lỗ đen sẽ tạo thành đĩa sáng xung quanh nó và khi đó, lỗ đen sẽ hiện lên như bóng đen.

"Khi chúng ta quan sát được bóng của một lỗ đen, chúng ta có thể so sánh với mô hình lý thuyết để từ đó có thể hiểu được tính chất vật lý của không-thời gian bị bẻ cong, vật chất siêu nóng và từ trường mạnh", ông Paul Ho, thành viên hội đồng kính EHT và tổng giám đốc Đài quan sát Đông Á, giải thích thêm.

Đây, ảnh của một hố đen vũ trụ - Ảnh 4.

Các nhà khoa học công bố hình ảnh của lỗ đen tại cuộc họp báo sáng 10-4 ở Washington - Ảnh: REUTERS

Đài quan sát Đông Á là tổ chức hợp tác về khoa học vũ trụ của các trường, viện và đài quan sát ở các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan.

Đại học Quốc gia TP. HCM là thành viên quan sát đầu tiên ở Đông Nam Á của tổ chức khoa học này từ năm 2017. Trong dự án EHT, Đài quan sát Đông Á góp hai kính viễn vọng SMA và JCMT, đóng góp vai trò rất quan trọng trong thành công của công trình nghiên cứu đột phá này.

Trường Đại học Quốc tế hiện đang hợp tác mạnh mẽ với các trường, viện ở khu vực Đông Á nhằm đào tạo các nhà khoa học, kỹ sư và sinh viên ngành kỹ thuật không gian để chuẩn bị nhân lực tham gia các dự án lớn quốc tế về khoa học và công nghệ không gian.

TTO - Một nhóm các nhà thiên văn học sử dụng dữ liệu từ vệ tinh Rossi X-ray Timing Explorer (RXTE) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) để phát hiện những đám mây khí khổng lồ bao quanh các siêu lỗ đen vũ trụ.

PGS. TS. PHAN BẢO NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar