05/05/2012 02:33 GMT+7

Dấu tích hiếm hoi cứ mất dần

TRẦN THỊ NGA (LAM ĐIỀN ghi)
TRẦN THỊ NGA (LAM ĐIỀN ghi)

TT - Ðọc bài viết Ðâu rồi nhà cụ Tú Xương, trong tôi dâng lên một cảm xúc thật buồn và thật tiếc...

Phóng to
Nhà danh nhân Tú Xương ở số 280 Minh Khai (phố Hàng Nâu cũ) TP Nam Định đã bị che khuất trong quên lãng - Ảnh: PHƯƠNG ANH

Tôi là con một của gia đình sống trong ngôi nhà cổ số 247 Minh Khai (Hàng Nâu cũ). Ðây nguyên là ngôi nhà của ông nội và cha cụ Tú Xương. Trước khi nhà tôi mua lại và chuyển đến đây, ngôi nhà này đã không còn là ngôi nhà của dòng họ cụ Tú Xương. Không còn ngôi nhà từ đường, cụ Tú Xương sau đó chuyển đến ngôi nhà số 280 Minh Khai. Lúc tôi ở nhà 247 thì nhà 280 ở đối diện, hơi lệch một chút. Vào những năm của thập kỷ 1960 liên tục có nhiều đoàn sinh viên khoa văn Trường đại học Sư phạm và các đoàn khác về thăm quê hương cụ Tú Xương đều ghé nhà ông bà của cụ (lúc ấy nhà tôi đang ở) trước rồi sau mới ghé nhà cụ.

Khi chuyển đến ngôi nhà 247, tôi mới là cô bé 7-8 tuổi (năm 1959), thấy ngôi nhà lợp ngói thật hoành tráng với hai hàng tám cột lim to và ba bệ thờ cũng rất to. Thời chiến tranh phá hoại, tôi còn nhớ nhà tôi có hầm trú ẩn phía bên trong bệ thời ấy. Lúc đó, ngôi nhà 280 của cụ Tú Xương có gia đình một người họ Trần đang ở, nhưng cũng không phải là bà con hay hậu duệ của cụ Tú Xương. Trong ngôi nhà ấy tôi còn nhớ chỉ có tấm biển ghi vắn tắt tiểu sử cụ Tú Xương, ngoài ra không còn dấu tích gì của cụ cả. Ði vài trăm mét là ngôi mộ của cụ Tú Xương, khi đó hãy còn là mộ đất. Biết ngôi nhà mình đang làm chủ sở hữu là một dấu tích quan trọng, xứng đáng gọi là di tích nên chúng tôi có ý vừa ở vừa giữ gìn. Nhưng qua thời chiến tranh phá hoại, về sau nhà xuống cấp, hư hỏng nhiều, mấy lần anh chị em tôi đánh tiếng với ngành văn hóa nhưng họ không nói gì.

Ðến năm 2003, mặc dù rất tiếc anh chị em tôi quyết định xây mới lại ngôi nhà 247, và cũng không thấy cơ quan văn hóa tỉnh Nam Ðịnh có ý kiến gì. Lúc dỡ ngôi nhà cũ, thấy trên nóc nhà có một thanh gỗ khắc chữ Hán mà một người đọc được cho biết đây là những chữ ghi niên đại xây dựng ngôi nhà cổ, mặt trước nhà có ba chữ Hán nữa nên em tôi cũng giữ lại mấy dấu tích này. Hiện nay vẫn còn tại ngôi nhà 247 mới trên phố Minh Khai.

Còn chi tiết “Trên mảnh đất xưa, nay đã tọa lạc một ngôi nhà hai tầng của một tư nhân xây kín che lấp lối vào. Ði ngoài đường không còn nhận ra đâu là cổng vào năm xưa” mà nhà thơ Hải Như mô tả, thật ra là chính chủ ngôi nhà 280 đã xây thêm một căn phòng phía trước sân cao vượt lên trên che khuất mất căn gác của cụ Tú Xương ngày trước.

Vậy là tất cả di tích liên quan đến nhà thơ lớn của dân tộc nói chung và của đất Thành Nam nói riêng đã không còn. Chỉ còn lại ngôi mộ nhỏ nhoi của cụ nằm khiêm tốn bên hồ.

Sau khi bài báo Đâu rồi nhà cụ Tú Xương của tác giả Hải Như (Tuổi Trẻ ngày 16-4) viết về ngôi nhà và căn gác nơi làm việc của nhà thơ Trần Tế Xương (Tú Xương) nơi phố Hàng Nâu (nay là phố Minh Khai, Nam Định) bị che khuất trong lãng quên, chúng tôi vừa ghi nhận ý kiến từ các cấp có thẩm quyền cho biết ngành văn hóa tỉnh và thành phố đã có họp bàn về vấn đề này.

Theo ông Bùi Đức Long - phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định phụ trách văn xã, ngành văn hóa đang khảo sát ngôi nhà cụ Tú Xương ở phố Hàng Nâu để có phương án bảo tồn. Đồng thời, trao đổi qua điện thoại vào sáng 4-5, ông Đỗ Thanh Xuân - giám đốc sở VH-TT&DL Nam Định - cho biết UBND tỉnh Nam Định vừa chỉ đạo ngành văn hóa tỉnh và TP Nam Định phải có kế hoạch bảo tồn ngôi nhà di tích của cụ Tú Xương.

Theo đó, ngôi nhà 280 Minh Khai của cụ Tú Xương ở và làm việc lúc trước vốn thuộc quyền sở hữu của Sở Văn hóa - thông tin Nam Hà, trước đây có nhờ một người ở và trông coi ngôi nhà này, sau khi ông này mất con của ông tiếp tục ở trong ngôi nhà ấy. Hiện nay, nhân sự kiện 750 năm thành lập phủ Thiên Trường, UBND tỉnh giao cho UBND TP Nam Định bố trí đất để chuyển gia đình người đang ở tại nhà cụ Tú Xương đến sinh sống. Và Sở VH-TT&DL chịu trách nhiệm sửa lại phòng văn của cụ Tú Xương, gắn biển di tích tại ngôi nhà ấy.

TRẦN THỊ NGA (LAM ĐIỀN ghi)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Di sản thế giới Hội An và Mỹ Sơn chính thức trực thuộc Đà Nẵng, công bố bộ máy mới

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 10-7, lãnh đạo Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng, cho biết vừa công bố bộ máy các phòng ban, các đơn vị sự nghiệp; bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc.

Di sản thế giới Hội An và Mỹ Sơn chính thức trực thuộc Đà Nẵng, công bố bộ máy mới

Gương phấn đấu của mận cơm, mận hậu

Mỗi loại quả là một tính cách. Mận cơm, mận hậu là "ai" và nói với ta điều gì?

Gương phấn đấu của mận cơm, mận hậu

Lịch sử âm nhạc dành cho trẻ em

Suốt chiều dài lịch sử, con người luôn tìm cách riêng để tạo ra âm nhạc. Âm nhạc tôn vinh thần linh, kể chuyện, ca ngợi cuộc sống hoặc bày tỏ cảm xúc. Mỗi nền văn hóa đều có những truyền thống âm nhạc độc đáo riêng và phong phú.

Lịch sử âm nhạc dành cho trẻ em

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo ưu tiên truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo Việt Nam - Vạn Xuân Awards 2025 sẽ ưu tiên xét trao giải cho những chiến dịch truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền các vấn đề an sinh xã hội.

Giải thưởng Quảng cáo sáng tạo ưu tiên truyền thông tuyên truyền đường lối chính sách

10 biểu hiện cô đơn ở người cao tuổi và cách phá vỡ

Qua hành trình chăm sóc người cha nay đã gần 100 tuổi, tác giả sách 'Người giữ thời gian' kể lại cách chị gìn giữ niềm vui sống, chăm sóc tinh thần, đồng hành cùng cha mẹ khi họ bước vào giai đoạn xế chiều của cuộc đời.

10 biểu hiện cô đơn ở người cao tuổi và cách phá vỡ

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

Bộ Tài chính đang dự thảo thông tư quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam. Trong đó đề xuất nhiều đối tượng được miễn, giảm phí khi tham quan bảo tàng.

Các đối tượng được miễn, giảm phí tham quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar