08/12/2008 12:25 GMT+7

Đậu phụ nướng níu tình người Hà Nội

Theo Hà Nội mới
Theo Hà Nội mới

Trong mỗi buổi cơm mai hay cơm chiều, người ta thường chọn đậu phụ làm món chủ đạo cho bữa ăn gia đình. Đậu phụ trong bữa ăn thường là rán, luộc hay kho thịt, rim tiêu... Mỗi món ăn đều có những gia vị và cách chế biến khác nhau làm nên khúc biến tấu đầy sắc màu của thức quà dân dã và bình dị này.

Dẫu vậy, người Hà Nội vẫn nặng lòng với một món cũng làm từ đậu phụ nhưng mang hương vị quen mà lạ: đậu phụ nướng. Ngay từ trong cái tên thô mộc ấy, thực khách đã cảm nhận cả cái ấm nóng, cái vồn vã và bình dân không lẫn vào bất kỳ món ăn nào.

Phóng to

Buổi tối, lang thang trên phố Bạch Mai hay những con hẻm sâu hun hút ở hút làng Mai Động nghe tiếng từng tốp trai thanh, nữ tú gọi từ một quán nhỏ với vài sập ghế bên vỉa hè cái tên quen “đậu phụ” nhưng đầy lạ lẫm với động từ “nướng”. Khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng: “Đậu phụ, sao mà nướng được?” Điều tưởng chừng lạ lẫm ấy tạo nên duyên để níu chân người khách lạ.

Đâu đó trên những con phố, ta sẽ bắt gặp hình ảnh thân quen của bà già gánh một bên là cái chậu sành, bên trong nóng ấm với tro bếp và phủ trên là than hoa cháy rực rỡ, còn một bên là cái thùng ngâm đậu phụ sống trong nước.

Khi có khách gọi, bà hàng “đậu phụ nướng” dừng bước chân, dỡ trên vai gánh hàng rong đặt nhẹ xuống đất, sắp sắp vài chiếc ghế con xung quanh, mâm ăn đặt trên cái thùng đựng đậu. Trên mâm là bát mắm tôm đã vắt chanh, được quấy sủi bọt thành dạng kem, mềm và xốp, một đĩa nhỏ rau kinh giới đã rửa sạch, vài quả ớt xanh đỏ, cay nồng và không thiếu một đĩa gia vị muối chanh cho những khách không quen ăn đậu phụ với mắm tôm.

Phóng to

Một bếp than hồng nho nhỏ, một bà hàng gầy gầy một bên tay cầm chiếc quạt nan nhè nhẹ làm hồng những hòn than đang ngủ, tay kia trở những bìa đậu cho đến khi vàng, khách gọi thì nhấc ra khỏi vỷ nướng, đặt nhẹ nhàng trên chiếc đĩa sứ trắng tinh. Khách ẩm thực nhìn nhau trầm trồ tán dương cái vị không dễ quên ấy, ấm nóng thấm sâu đến tận con tim.

Thú thưởng thức đậu phụ nướng phải dùng tay để bẻ từng miếng đậu, quệt ngang trên mặt bát mắm tôm xinh xinh, rồi tay kia nhón vài cọng kinh giới, cắn một miếng ớt bỏ vào miệng cay nồng, chao ơi, đấy mới là “cực điểm” của cái ngon. Đối với khách là những đấng nam nhi, sẽ thú hơn nếu trước mỗi miếng đậu không quên làm một “tợp” rượu, cái ngất ngây của men say, ấm nóng và cay nồng của ớt, cái thơm, bùi béo của đậu sẽ làm ấm lòng người trong cái lạnh của gió đêm thu hay ngày đông trở mình.

Đậu phụ ngon thường là đậu Mơ - thứ đậu lưỡi mèo đem theo cái tinh khiết của nước giếng chùa. Khu vực làng Mai Động, Hoàng Văn Thụ xưa là xứ “kẻ mơ” thường có thú đãi khách bằng “đậu phụ nướng” và “nước đậu” (đậu tương xay, lọc lấy nước, cho chút muối rồi đun sôi). Những gia đình làm đậu để bán, mỗi sáng tinh mơ đi chợ, các bà đều không quên để lại cho chồng một vài bìa đậu bắt mắt nhất, ngâm trong nước đun sôi để cho cánh đàn ông nướng nhắm rượu và cũng không quên để phần một bát nước “đậu xay” để làm giã rượu và thỏa mãn cái thú ẩm thực bình dân.

Món quà dân dã ấy gởi lại trong lòng người Hà Nội bao điều nhung nhớ mỗi tiết thu hay khoảnh khắc sang Đông. Một thứ quà dân dã làm ấm tình nhau… để rồi khi chân bước qua những con phố như Hoàng Văn Thụ, Bạch Mai, Hai Bà Trưng…, lòng lại thầm gọi tên “đậu phụ nướng”.

Theo Hà Nội mới

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar