30/10/2009 06:11 GMT+7

Đậu phụ Kẻ Mơ

TIẾN THÀNH - LAN ANH
TIẾN THÀNH - LAN ANH

TTO - Vùng Kẻ Mơ (nay gồm các phường Hoàng Mai, Thanh Mai, Bạch Mai, Mai Động và Mơ Táo - thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm đậu phụ. Tiếng lành đồn xa, đậu phụ Kẻ Mơ được người đời ca tụng là “vua” của các loại đậu phụ.

Đậu phụ Kẻ Mơ

TTO - Vùng Kẻ Mơ (nay gồm các phường Hoàng Mai, Thanh Mai, Bạch Mai, Mai Động và Mơ Táo - thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm đậu phụ. Tiếng lành đồn xa, đậu phụ Kẻ Mơ được người đời ca tụng là “vua” của các loại đậu phụ.

Mẹt đậu phụ Mơ - Ảnh: Tiến Thành

Theo các bậc cao niên của làng Mơ Táo thì từ thời vua Hai Bà Trưng, ông đô úy Tam Trinh đã dạy và truyền nghề làm đậu phụ cho dân làng để chế biến món ăn cho quân sĩ. Ngày nay, tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân địa phương đã tôn ông làm thành hoàng làng và tổ chức giỗ tổ nghề làm đậu phụ vào ngày mồng 4 tháng giêng hằng năm.

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề làm đậu phụ Kẻ Mơ vẫn giữ được tiếng thơm trong nghề. Những bìa đậu phụ trắng muốt, vuông cạnh, mềm và béo ngậy đã đi khắp miền đất nước và trở thành “miếng ngon” không thể thiếu trong kho báu ẩm thực đất kinh kỳ.   

Hiểu cái ngon của miếng đậu phụ Kẻ Mơ, ta cũng phải biết được nỗi vất vả, truân chuyên của nghề làm đậu phụ.

Bác Dương Thị Đường, người làm đậu phụ đã 25 năm ở làng Mơ Táo, tâm sự: “Nghề làm đậu phụ khá vất vả. Thường thì người làm phải dậy từ lúc 3 giờ sáng để vo đậu, xay đậu, gói đậu… cho tới khi trời hửng sáng mới được mẻ đậu đầu tiên”. Công đoạn làm ra những bìa đậu lại càng tốn công và phức tạp.  

Muốn có đậu ngon, trước tiên ta phải chọn được loại đậu tương tươi, vàng, không bị sâu mọt. Tốt nhất là loại đậu trồng ở vùng núi Cao Bằng. Hạt đậu phải tròn, rắn, giòn, cắn vỡ đôi lộ ra nhân vàng đều. Đậu hạt được sàng sảy, bỏ vỏ và ngâm trong nước sạch 3-4 giờ với mùa hè, 5-6 giờ với mùa đông.

Tiếp đó, ta đem xay đậu trong cối đá để lấy nước cốt đậu. Thứ nước đậu trắng như sữa được đem lọc bằng vải sợi trong hai lần. Đây là công đoạn rất quan trọng vì càng lọc kỹ, nước đậu càng tinh và ngon.

Nước đậu đã lọc được cho vào chảo gang đun sôi. Khi đun, cần phải đun đều lửa, vì nếu để lửa quá lớn miếng đậu sẽ bị khê, cháy và khô; còn nếu đun quá nhỏ lửa miếng đậu làm ra sẽ bị bở và không ngọt.

Pha nước chua vào chảo nước đậu nóng là khâu quan trọng nhất. Nước chua ta cho thêm một chút muối, rồi pha vào sữa đậu nóng từ từ, từng giọt. Một tay pha nước chua và một tay nhẹ nhàng khuấy đều cho đến khi nước đậu kết lại thành những mảng trắng thì dừng lại, để trong ít phút, những mảng đậu lắng xuống và kết thành “óc đậu”.

Món phổ biến và thanh đạm của người Hà Nội là đậu phụ rán - Ảnh: Tiến Thành

Sau khi nước trong nồi được gạn đi, chỉ còn óc đậu đã đông đặc, ta lấy óc đậu gói vào khăn vải mỏng. Khăn gói đậu phải được thấm ướt và tiệt trùng bằng nước nóng để dễ gói. Thường thì để miếng đậu chắc, ta để khăn chéo, cho óc đậu vào, nâng lên đặt xuống cho óc đậu cân đều giữa khăn và thả đậu vào khuôn gỗ.

Loại khuôn này vừa dùng để gói vừa dùng để ép đậu, nhìn bề ngoài giống 2 miếng gỗ hình chữ nhật được gắn vào nhau và để hở một khoảng đúng bằng chiều rộng của miếng đậu, khuôn có thể tháo lắp từng phần để thuận lợi cho quá trình ép và dỡ đậu ra.    

Thời gian ép đậu khoảng 30 phút. Đậu ép xong được dỡ ra để nguội và bóc lớp “áo” vải. Quá trình này được gọi là lột đậu. Những bìa đậu trắng vừa lột ra vẫn còn nóng hổi, được xếp lên sàng. Nếu để bán ngay ta sẽ mang thẳng ra chợ, còn để đến chiều bán thì đậu sẽ được thả vào nước lạnh để bảo quản.

Nghề làm đậu phụ công phu và vất vả là vậy. “Nếu không có lòng yêu nghề và cái tâm trong sáng thì không thể làm ra những miếng đậu phụ ngon được!” - bác Đường bảo. Chợt nghĩ, hẳn khi xưa vị đô úy Tam Trinh giỏi võ nghệ cũng phải yêu nghề làm đậu phụ lắm mới có thể dày công dạy nghề và làm ra được những miếng đậu phụ thơm ngon, béo ngậy cho dân vùng Kẻ Mơ cùng quân sĩ kinh thành Thăng Long.

Công lao ấy, cộng với tấm lòng thủy chung với nghề làm đậu phụ của thế hệ người Kẻ Mơ ngày nay thật xứng đáng để người đời ca tụng đậu phụ Mơ là “vua” của các loại đậu phụ.

TIẾN THÀNH - LAN ANH

TIẾN THÀNH - LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar