09/04/2018 17:19 GMT+7

Đau cổ - vai và đau theo rễ thần kinh

Nguồn:  Hội Y học Thể thao TP HCM
Nguồn: Hội Y học Thể thao TP HCM

Đau cổ - vai có thể là biểu hiện của nhiều bệnh từ thông thường như hội chứng quá tải, thoái hóa cột sống… đến nặng nề như thoát vị đĩa đệm, u bướu.

Đau cổ - vai và đau theo rễ thần kinh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa - Nguồn: freedomchinesemedicine.com

Chứng đau cổ - vai gặp ngày càng nhiều không những trong giới thể thao mà cả những người lao động, công chức, nhân viên văn phòng, sinh viên học sinh, người nội trợ… Đau cổ vai có thể là biểu hiện của nhiều bệnh từ thông thường như hội chứng quá tải, thoái hóa cột sống… đến nặng nề như thoát vị đĩa đệm, u bướu. Do vậy, bệnh cần phải được chẩn đoán chính xác để có cách điều trị thích hợp.

Thoái hóa cột sống cổ là nguyên nhân thường gặp nhất gây đau cổ - vai. Đây là hiện tượng các đĩa sụn giữa hai đốt sống mềm và dẹt đi, các đốt sống bị ép lại gần nhau và mọc gai xương. Trường hợp nặng, các đĩa sụn lồi ra chèn ép vào dây thần kinh gây ra hội chứng đau theo rễ thần kinh.

Triệu chứng:

- Gập duỗi và xoay cổ khó khăn.

- Đau và mỏi cơ vùng gáy, sau đó lan xuống cổ vai, thường xuất hiện khi ngồi làm việc lâu, chạy xe, khi nằm ngủ.

- Đôi khi lan xuống ngực, dễ lầm với đau thắt ngực do tim.

- Trường hợp cổ bị cứng nhiều gây đau đầu, chóng mặt và rất khó ngủ.

- Khi có chèn ép rễ thần kinh, đau và tê dọc theo cánh tay cẳng tay, có thể làm yếu cơ.

Căn nguyên:

- Quá tải do công việc, ngồi quá lâu, mang vác nặng.

- Tư thế sai lệch: Đầu cúi ra trước quá nhiều trong thời gian quá lâu, nằm ngủ kê gối quá cao…

- Tuổi cao, loãng xương, dinh dưỡng kém, căng thẳng quá mức cũng làm bệnh dễ xảy ra.

Điều trị tại nhà:

- Nghỉ ngơi.

- Luôn giữ cột sống cổ ở tư thế thẳng.

- Kê gối đúng cách khi ngủ: Không quá cao, quá thấp, quá nghiêng.

- Dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, alaxan,…

Điều trị bác sĩ chuyên khoa:

- Thuốc kháng viêm uống hoặc tiêm bắp.

- Nẹp cổ mềm.

- Kéo dãn cột sống cổ bằng khung kéo.

- Tiêm corticoid vào điểm nhạy đau (Trigger point) giúp giảm đau nhanh chóng và trở lại tập luyện sớm. Có thể chích phối hợp Betamethazone với Lidocain để đạt giảm đau tức thời và lâu dài.

- Trường hợp chèn ép nặng rễ thần kinh, cần phải phẫu thuật lấy bỏ đĩa đệm, giải phóng thần kinh, hàn dính hai đốt sống trên dưới và mang nẹp cổ mềm trong vài tháng.

Tập vật lý trị liệu:

- Khởi đầu tập kéo dãn cột sống mọi hướng ngay khi bớt đau để tránh cứng cổ.

- Sau đó tập mạnh cơ cổ.

- Thời gian phục hồi từ vài tuần tới vài tháng. Nếu có phẫu thuật cần tập 4-6 tháng trước khi trở lại công việc nặng hoặc tập luyện thể thao.

Nguồn: Hội Y học Thể thao TP HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar