12/12/2023 09:12 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đất lành chim đậu là biểu tượng hữu nghị của TP.HCM

Với bề dày lịch sử trên 300 năm, trải qua nhiều thăng trầm thời cuộc, thế sự xoay vần... đã hun đúc nên bản sắc và dấu ấn riêng có của con người và vùng đất TP.HCM - Sài Gòn.

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM của tác giả Minh Duy

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM của tác giả Minh Duy

Là nơi khởi nguồn công cuộc khai khẩn, mở mang lãnh thổ vĩ đại, tiến về phương Nam thời Chúa Nguyễn, ngay từ thời kỳ đầu thuộc Pháp, Sài Gòn đã được xem là trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của Đông Dương, là đầu mối kết nối giao thương, hội nhập với nước ngoài, nổi tiếng với danh hiệu "Hòn ngọc Viễn Đông".

Từ đó mà thành cội nguồn cho danh xưng truyền thống lịch sử hào hùng đất lành chim đậu cho đến hôm nay.

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM với cặp đôi bồ câu mang nhành hoa tươi là điển hình cho hòa bình và hữu nghị. Hòa bình - hữu nghị vừa là mục tiêu, nền tảng vừa là động lực vững chắc nhất cho sự hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác phát triển giữa các quốc gia, dân tộc.

Là khát vọng chung, vượt lên trên mọi khác biệt của nhân loại.

Quả cầu - biểu tượng cho Mẹ Trái đất, hành tinh chúng ta đang sống - được bao bọc bởi 7 màu cơ bản.

Ngoài cùng là 2 màu chủ đạo, xanh nước biển và xanh lá cây, biểu trưng cho Trời/ Đất/ Biển cả, đại diện cho cội nguồn hệ sinh thái cuộc sống - thứ trân quý nhất mà nhân loại đã và đang phải có trách nhiệm nâng niu bảo vệ.

Bên trong là tổ hợp 5 màu chủ đạo - Trắng/ Vàng/ Đen/ Đỏ/ Nâu - biểu trưng cho 5 màu da/ sắc tộc điển hình của nhân loại trên toàn cầu.

Cốt cách, hay nói khác đi là "gene" hội nhập toàn cầu của người dân vùng đất TP.HCM - Sài Gòn, nơi khởi nguồn địa danh lịch sử bất hủ "đất lành chim đậu", đã hình thành từ rất sớm.

Cốt cách chính là sự kết nối liên tục giữa quá khứ - hiện tại - tương lai, là nền tảng quyết định tư chất và hành động ứng xử của mỗi cá nhân và tổ chức.

Cốt cách TP.HCM - Sài Gòn là đặc điểm riêng có, là sự kết tinh và hòa quyện giữa bề dày truyền thống văn hóa lịch sử với năng lực hội nhập phát triển trong kỷ nguyên thời đại 4.0.

Cốt cách đó chính là lực hấp dẫn vô cùng lớn lao, góp phần kiến tạo nên tinh thần và lực lượng, môi trường hòa bình, hữu nghị, hợp tác với mọi quốc gia, dân tộc; là động lực đưa TP.HCM không ngừng vươn lên, tiến về phía trước.

Đó cũng là tinh thần chủ đạo của hai câu slogan: We Are The World - The World Is One/ TP.HCM - đất lành chim đậu.

Đất lành chim đậu là biểu tượng hữu nghị của TP.HCM- Ảnh 5.

Mời bạn đọc dự thi ý tưởng thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM

Để quảng bá và mở rộng hơn nữa mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa TP.HCM với các thành phố bạn bè trên thế giới, đồng thời thể hiện sự sáng tạo, bắt kịp xu hướng trong việc tạo điểm nhấn về đối ngoại, giao thương kinh tế, giao lưu văn hóa cũng như chia sẻ về những vấn đề có tính toàn cầu;

Được sự chấp thuận của UBND TP.HCM, Sở Ngoại vụ TP.HCM cùng báo Tuổi Trẻ, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Công ty xi măng INSEE đồng hành, tổ chức cuộc thi Thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM.

Cuộc thi là cơ hội để mọi người tham gia đề xuất, nêu ý tưởng, đóng góp sáng kiến, thậm chí phác thảo thiết kế một công trình mang tính biểu tượng "TP.HCM - thành phố hữu nghị toàn cầu".

Đó là biểu tượng mở vì thành phố sẽ tiếp tục kết nghĩa với nhiều thành phố khác trên thế giới để mở rộng quan hệ, tăng tính kết nối, nâng tầm hiểu biết lẫn nhau cùng xây dựng một thế giới hòa bình, hữu nghị và tốt đẹp hơn.

Công trình biểu tượng này kỳ vọng là điểm nhấn mỹ quan của thành phố, đồng thời là một điểm đến đặc biệt trong hệ sinh thái du lịch ở trung tâm TP.HCM, dự kiến sẽ được xây dựng tại công viên Lam Sơn trên trục đường Lê Lợi trước Nhà hát TP.HCM.

Cuộc thi mời gọi các đối tượng dự thi là công dân Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài ở Việt Nam, người nước ngoài ở các địa phương có quan hệ hữu nghị hợp tác với TP.HCM, có thể dự thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm.

Thời gian gửi bài dự thi bắt đầu từ 27-10 đến hết ngày 27-12-2023. Hình thức dự thi có thể viết bài, làm đồ họa, video, powerpoint, công trình, dự án... để đưa ra các ý tưởng, phác thảo cụ thể về các biểu tượng phù hợp với TP.HCM hiện nay và sau này.

Gửi bài dự thi trực tiếp vào email: [email protected].

Các bản sao giấy tờ liên quan theo quy định khi gửi email phải scan và xuất thành file mềm định dạng JPEG hoặc PDF. Thời gian nhận bài được tính theo thời gian trên thư điện tử.

Cuộc thi có các giải thưởng:

- 1 giải nhất trị giá 50 triệu đồng;

- 1 giải nhì trị giá 25 triệu đồng;

- 1 giải ba trị giá 10 triệu đồng;

- 5 giải khuyến khích trị giá 3 triệu đồng/giải.

Kết thúc cuộc thi, lễ trao giải sẽ diễn ra cùng một hội thảo (dự kiến cuối tháng 12-2023) lắng nghe ý kiến lãnh đạo UBND TP.HCM, lãnh đạo các sở ban ngành, chuyên gia về quy hoạch, kiến trúc cùng các bạn đọc đoạt giải.

Biểu tượng hữu nghị TP.HCM: Chúng ta là một, hãy cùng nhau tỏa sáng

Bạn đọc Đông Phương gửi đến cuộc thi thiết kế biểu tượng hữu nghị TP.HCM là phác thảo chiếc đồng hồ hình hoa hướng dương.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar