08/07/2019 12:48 GMT+7

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có bị biến dạng?

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Bức ảnh đập Tam Hiệp (Trung Quốc) bị biến dạng đang thu hút sự chú ý của truyền thông cả trong lẫn ngoài Trung Quốc. Mới đây, công ty vận hành đập lên tiếng bác tin đồn, cho biết công trình vẫn hoạt động bình thường. Sự thật ra sao?

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có bị biến dạng? - Ảnh 1.

Ảnh con đập biến dạng lan truyền trên mạng Trung Quốc - Ảnh: Twitter

Hôm 1-7, một tài khoản Twitter của Trung Quốc đăng tải hai bức ảnh so sánh đập Tam Hiệp. Trong đó, có bức ảnh cho thấy con đập đang bị biến dạng rõ rệt.

Đập Tam Hiệp là đập nước lớn nhất thế giới, chặn sông Trường Giang ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Do đó, khi hai bức ảnh được đăng tải, cư dân mạng vô cùng lo ngại thảm cảnh đập vỡ.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) dẫn lời công ty vận hành đập cho biết đập Tam Hiệp vẫn an toàn và đang hoạt động bình thường.

Dữ liệu theo dõi của Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (CTG) cho thấy các chỉ số vẫn đang ở mức cho phép, các công trình của đập đều đang trong tình trạng ổn định.

Tuy nhiên, báo cáo của CTG lưu ý, nền con đập có dịch chuyển theo chiều dọc từ 1,45mm đến 26,69mm, dịch chuyển theo chiều ngang khoảng 4,63mm.

Tuyên bố của tập đoàn Tam Hiệp dường như chưa làm yên lòng dân chúng khi tra dữ liệu trên Google Vệ tinh, có thể thấy con đập bị biến dạng thấy rõ.

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có bị biến dạng? - Ảnh 2.

Người viết tự tìm đập Tam Hiệp trên Google Vệ tinh cũng cho ra bức ảnh đập bị biến dạng - Ảnh: Minh Khôi

Những người làm công tác bảo vệ đập của CTG cho rằng nhiệt độ cao và hơi nước có thể làm sai lệch hình ảnh của Google Vệ tinh.

Một hình ảnh khác của đập Tam Hiệp được Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Trung Quốc chụp bởi vệ tinh Gaofen-6 và công bố hôm thứ 5, 4-7, trên Weibo cho thấy con đập không có dấu hiệu biến dạng.

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc có bị biến dạng? - Ảnh 3.

Ảnh do vệ tinh Gaofen-6 chụp cho thấy con đập vẫn bình thường - Ảnh: Trung tâm dữ liệu vệ tinh và ứng dụng Trung Quốc

CTG tuyên bố để giám sát con đập theo thời gian thực, họ đã lắp đặt gần 13.000 thiết bị, trong đó có hơn 2.600 thiết bị phát hiện biến dạng. Họ cũng có hơn 5.300 màn hình theo dõi, phát hiện biến dạng trong các công trình.

"Đập Tam Hiệp là dự án an toàn tuyệt đối, có thể tồn tại tới 1.000 năm. Ngoài trọng lực, không có ngoại lực nào, kể cả lũ lụt hay động đất, có thể làm con đập biến dạng", Guo Xun, nhà nghiên cứu tại Viện Cơ học Kỹ thuật thuộc Cục Quản lý Động đất Trung Quốc tại Bắc Kinh nói với Thời báo Hoàn Cầu.

Ông Guo lưu ý rằng trong thực tế, tất cả con đập đều trải qua quá trình biến dạng nhất định hàng ngày do lực hấp dẫn của Trái đất. Nhưng biến dạng nằm trong phạm vi đã tính toán thì mọi thứ đều an toàn.

Ông Guo cũng khẳng định nếu có một ngày đập Tam Hiệp biến dạng vượt quá phạm vi tính toán thì thanh cốt thép trong đập, vốn có khả năng nén cực cao sẽ ngăn không cho đập bị vỡ.

Không chỉ ông Guo mà nhiều chuyên gia Trung Quốc khác cũng cho rằng các tin đồn đầy rẫy liên quan đến đập Tam Hiệp có thể bị thao túng bởi các thế lực thù địch cả trong và ngoài nước.

TTO - "Một con rồng khổng lồ dài 120m và có đường kính 1,5m đã ra khỏi mặt nước vào chiều nay, thu hút hàng ngàn người đến xem...".

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

‘Chợ bán hổ’ ở Bangladesh là thật hay giả?

Video lan truyền trên mạng được cho là ghi lại khung cảnh "chợ bán hổ" tại Bagerhat, Bangladesh, nơi người dân xếp hàng bán hổ Bengal.

‘Chợ bán hổ’ ở Bangladesh là thật hay giả?

Ông Trump có đe dọa 'phá hủy' Triều Tiên nếu can dự căng thẳng Trung Đông không?

Mạng xã hội loan tin ông Trump dọa "phá hủy" Triều Tiên nếu nước này can dự vào xung đột Trung Đông. Thông tin này có đúng không?

Ông Trump có đe dọa 'phá hủy' Triều Tiên nếu can dự căng thẳng Trung Đông không?

Rộ tin đồn Singapore sẽ ngừng bán dầu cho Campuchia

Sau khi Campuchia thông báo ngừng nhập xăng từ Thái Lan, trên mạng loan tin Singapore cũng từ chối bán dầu cho Campuchia.

Rộ tin đồn Singapore sẽ ngừng bán dầu cho Campuchia

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Trước nguy cơ deepfake lan rộng, Đan Mạch đang xem xét dự luật cho phép người dân giữ bản quyền với khuôn mặt, giọng nói của họ.

Người Đan Mạch sắp có bản quyền khuôn mặt và giọng nói của chính mình?

Rủi ro khi chia sẻ thông tin từ VNeID lên mạng xã hội

Thông tin từ VNeID có thể bị lợi dụng nếu đăng lên mạng xã hội, đặc biệt trong thời điểm lừa đảo công nghệ cao gia tăng.

Rủi ro khi chia sẻ thông tin từ VNeID lên mạng xã hội

Sự thật về nhóm người biểu tình chống thủ tướng Thái Lan

Mạng xã hội lan truyền hình ảnh nhóm người biểu tình đeo mặt nạ tại thủ đô Bangkok chống lại Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn.

Sự thật về nhóm người biểu tình chống thủ tướng Thái Lan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar