29/04/2021 13:18 GMT+7

Đào tạo giáo viên đáp ứng cung cầu thị trường: Vẫn vướng ở định biên

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - Các cơ sở đào tạo giáo viên được thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội... Nghị định mới này rất tiến bộ, nhưng lại gặp khó vì "định biên" do Bộ Nội vụ quyết định.

Đào tạo giáo viên đáp ứng cung cầu thị trường: Vẫn vướng ở định biên - Ảnh 1.

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội trong ngày khai trường đầu năm học 2019-2020 - Ảnh: NHẬT MINH

Sáng 29-4, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị triển khai nghị định số 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương với ba đầu cầu Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng. Hội nghị lấy ý kiến cho dự thảo thực hiện nghị định 116.

Tại hội nghị, lãnh đạo các cơ sở đào tạo giáo viên, sở giáo dục đào tạo, lãnh đạo các tỉnh đều đánh giá nghị định 116 rất tiến bộ, tuy nhiên khi thực hiện lại rất khó bởi đầu ra cho đào tạo giáo viên - định biên lại do Bộ Nội vụ quyết định.

Ông Nguyễn Văn Hưng, phó giám đốc Sở GD-ĐT Thái Nguyên, cho biết Thái Nguyên hiện thiếu đến 5.000 giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non. Tuy nhiên nếu có xác định chỉ tiêu theo nghị định 116 xong thì cũng khó thực hiện vì biên chế cho giáo viên do Bộ Nội vụ quản lý, và chủ trương chung đang là tinh giảm biên chế.

Đào tạo giáo viên đáp ứng cung cầu thị trường: Vẫn vướng ở định biên - Ảnh 2.

Hội nghị triển khai nghị định số 116/2020/NĐ-CP về đào tạo giáo viên theo nhu cầu địa phương hôm 29-4 - Ảnh: NGỌC DIỆP

"Giáo dục là quốc sách, nên hệ thống từ trên xuống dưới phải thống nhất", một đại biểu có ý kiến. Trả lời vấn đề này, vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ GD-ĐT) Trần Tú Khánh cho biết Bộ GD-ĐT đã báo cáo vấn đề này lên Chính phủ để tìm hướng giải quyết.

GS.TS Nguyễn Văn Minh, hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cùng nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại: "Nếu quy định đấu thầu không rõ rất có khả năng cả năm các trường mất thời gian chuẩn bị cho đấu thầu".

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn sau khi tiếp thu ý kiến của ba đầu cầu đã kết luận hội nghị: "Trước kia đào tạo giáo viên sử dụng cơ chế giao nhiệm vụ, còn bây giờ theo cơ chế đặt hàng, đấu thầu chắc chắn sẽ phức tạp hơn. Hội nghị hôm nay có thể chưa giải quyết được một số vấn đề, chúng tôi đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan tổng hợp khó khăn, vướng mắc, để Bộ GD-ĐT đưa vào hướng dẫn để hỗ trợ triển khai - trong thẩm quyền của Bộ GD-ĐT. Những gì không thuộc thẩm quyền của Bộ GD-ĐT, chúng tôi sẽ báo cáo lên cấp cao hơn để giải quyết".

Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25-9-2020 của Chính phủ định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm. Ngoài ra còn có nội dung về phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội.

Nghị định này ra đời nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên, cân đối cung cầu về giáo viên trên toàn quốc, hỗ trợ học phí và phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm nhằm thu hút thêm người vào học ngành này, đồng thời thúc đẩy tự chủ cho các cơ sở đào tạo giáo viên trong việc thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc đào tạo theo nhu cầu xã hội để đảm bảo công bằng.

Đào tạo giáo viên đáp ứng cung cầu thị trường: Vẫn vướng ở định biên - Ảnh 4.

Nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu đào tạo giáo viên của các bên liên quan theo nghị định 116

Sẽ đào tạo giáo viên theo 'đặt hàng' từ địa phương

TTO - Chủ trương trên được Bộ Giáo dục - Đào tạo thống nhất tại hội nghị hiệu trưởng các trường sư phạm tổ chức ngày 27-12 tại Hà Nội với sự tham dự của 30 trường ĐH sư phạm, trường ĐH có đào tạo sư phạm.

NGỌC DIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM công bố số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 công lập

Trưa 14-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã công bố số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026.

TP.HCM công bố số thí sinh đăng ký dự thi tuyển sinh lớp 10 công lập

Thi lệch nên học lệch

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, trong khi môn lịch sử, địa lý đều có trên 42% thí sinh đăng ký thì chỉ 21% chọn hóa học, 6,2% chọn sinh học...

Thi lệch nên học lệch

Nhiều trường đại học mở cổng tuyển sinh sớm

Nhiều trường đã công bố mở cổng tuyển sinh sớm để thí sinh nộp hồ sơ phục vụ xét tuyển đại học chính quy năm 2025.

Nhiều trường đại học mở cổng tuyển sinh sớm

Nữ phó hiệu trưởng bị kỷ luật vì 'quan hệ' với người đã có vợ

Nữ phó hiệu trưởng một trường mầm non ở Huế bị kỷ luật cách chức về mặt Đảng do có quan hệ nam nữ bất chính với một người đàn ông đã có gia đình.

Nữ phó hiệu trưởng bị kỷ luật vì 'quan hệ' với người đã có vợ

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã triển khai hai định hướng: thúc đẩy công bố quốc tế gắn với đào tạo đa ngành; phát triển các nghiên cứu ứng dụng gắn với các vấn đề đương đại.

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

Thành phố Đà Nẵng sẽ ưu tiên tuyển sinh học sinh là con cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Nam đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc diện sáp nhập.

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar