14/05/2025 08:30 GMT+7

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới

Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã triển khai hai định hướng: thúc đẩy công bố quốc tế gắn với đào tạo đa ngành; phát triển các nghiên cứu ứng dụng gắn với các vấn đề đương đại.

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới - Ảnh 1.

Hai tiếp cận nghiên cứu chiến lược và nền tảng quản trị là nền tảng giúp UEH gắn kết nghiên cứu với đào tạo đa ngành, ứng dụng thực tiễn - Ảnh: UEH

Hai tiếp cận chiến lược

UEH đã chủ động triển khai song song hai tiếp cận nghiên cứu chiến lược: (1) Nghiên cứu gắn với chiến lược quốc tế hóa qua công bố quốc tế gắn với đào tạo đa ngành và (2) Nghiên cứu gắn với các vấn đề đương đại của xã hội, địa phương, toàn cầu theo định hướng 17 SGDs.

Theo đó, để thực hiện quốc tế hóa thông qua công bố quốc tế gắn với đào tạo đa ngành, UEH đã không ngừng thúc đẩy về "lượng và chất" của các công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế (CBQT) thuộc danh mục Scopus, ISI; khuyến khích giảng viên, nhà nghiên cứu hợp tác với các học giả toàn cầu và tham gia vào các mạng lưới học thuật quốc tế uy tín.

Kết nối nghiên cứu - đào tạo là nền tảng quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển các chương trình mới, ngành học mới gắn với sự chuyển động tri thức toàn cầu.

Ví dụ, các CBQT chỉ nhận được tài trợ khi gắn với các lĩnh vực giảng dạy đang đặt trọng tâm và các hướng nghiên cứu chính (research mainstreams) được xác định theo định hướng phát triển từng giai đoạn.

Hệ sinh thái này là cơ sở để phát triển đa ngành, mở mới đào tạo nhiều lĩnh vực trong những năm gần đây như: Arttech; Điều khiển thông minh và tự động hóa; Công nghệ marketing; Kinh doanh số; Công nghệ và đổi mới sáng tạo; Công nghệ logistics; Kiến trúc và thiết kế đô thị thông minh...

Bên cạnh đó, UEH khẳng định vị thế học thuật trên bản đồ giáo dục đại học toàn cầu bằng tiếp cận mới: nghiên cứu và lan tỏa kết quả nghiên cứu gắn với các vấn đề đương đại.

Cụ thể, đại học thực hiện chính sách khuyến khích các công bố có chủ đề gắn với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, hoặc giải quyết các vấn đề ở cấp độ khu vực hoặc toàn cầu theo 17 SDGs.

Tiếp theo, các kết quả công bố quốc tế được truyền tải ra cộng đồng thông qua chương trình truyền thông thương hiệu học thuật, tiên phong lan tỏa rộng rãi các nghiên cứu để đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Ví dụ, mỗi bài công bố quốc tế đều cần có 1 trang tóm tắt các hàm ý chính sách/quản lý theo ngôn ngữ có thể truyền tải được đến các bên liên quan và được truyền thông đa hình thức trên hệ thống truyền thông đa kênh của UEH trong chiến dịch truyền thông thương hiệu học thuật.

Đây là cách kết quả nghiên cứu có thể đến với cộng đồng, xã hội sớm nhất, nhanh nhất, bước đầu lan tỏa và truyền cảm hứng ứng dụng kết quả nghiên cứu đến cộng đồng.

Cũng với tiếp cận này, trường đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu thành các sản phẩm tư vấn chính sách, đóng góp vào phát triển vùng và địa phương.

Ví dụ như các hội thảo quốc tế và quốc gia do trường tổ chức gắn với sự phát triển địa phương như: Hội thảo quốc gia "Động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ: Tiềm năng và Thách thức", thực hiện Báo cáo kinh tế vĩ mô cho TP.HCM thường niên, Tọa đàm chính sách "Thị trường carbon: Dự báo tác động và định hướng chính sách từ TP.HCM"…

Định hướng nghiên cứu của UEH trong kỷ nguyên mới - Ảnh 2.

Hội thảo khoa học quốc gia "Đóng góp đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2025 - 2030" diễn ra ngày 6-12-2024 - Ảnh: UEH

Hệ sinh thái học thuật toàn diện

Bên cạnh hai tiếp cận mới mẻ, nhà trường chú trọng xây dựng môi trường và hệ sinh thái học thuật nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và tạo bệ phóng cho các nhà nghiên trẻ.

Về chính sách, nhà trường không tài trợ/thưởng cho CBQT Scopus Q4, hướng đến các tạp chí cao hơn theo hướng tăng tỉ trọng công bố Q1, Q2, công bố trên các tạp chí có ảnh hưởng cao (top 10% theo Citescore); yêu cầu CBQT thu thập dữ liệu sơ cấp phải gắn với bối cảnh Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

Về nhân sự, tiếp tục tuyển dụng giảng viên có năng lực nghiên cứu mạnh, liên tục phát triển năng lực nghiên cứu của giảng viên qua chính sách tài trợ giảng viên tham gia hội thảo quốc tế ở nước ngoài, chương trình học giả quốc tế để cọ xát, học hỏi, phát triển mạng lưới hợp tác quốc tế trong nghiên cứu.

Về môi trường học thuật, trường đầu tư vào thư viện, xây dựng cơ sở dữ liệu và công cụ tra cứu tạp chí chất lượng; số hóa hệ thống quản lý và theo dõi công bố quốc tế...

Về tài chính, trường hỗ trợ kinh phí cho giảng viên tham gia hội thảo quốc tế, mời chuyên gia quốc tế đến làm việc, hợp tác nghiên cứu; duy trì tài trợ nghiên cứu xuất sắc và tăng mức tài trợ/thưởng cho các công bố gắn với SDG…

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điểm sàn nhiều trường đại học lớn ở TP.HCM thấp bất ngờ, có ngành giảm 7 điểm

Nhiều trường đại học lớn ở TP.HCM có điểm sàn xét tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 và các phương thức khác thấp bất ngờ.

Điểm sàn nhiều trường đại học lớn ở TP.HCM thấp bất ngờ, có ngành giảm 7 điểm

Sôi nổi nhiều bạn trẻ tham gia ngày hội sách 'Mơ hỏi mở' 2025

Hội sách 'Mơ hỏi mở' 2025 đánh dấu một thập kỷ thế hệ học sinh, sinh viên Vĩnh Long kết nối tri thức qua những cuốn sách.

Sôi nổi nhiều bạn trẻ tham gia ngày hội sách 'Mơ hỏi mở' 2025

10 khoản thu và mức thu dự kiến cho năm học mới ở trường công lập TP.HCM

Ngày 18-7, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã lấy ý kiến về các khoản thu và mức thu của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn TP.HCM năm học 2025-2026.

10 khoản thu và mức thu dự kiến cho năm học mới ở trường công lập TP.HCM

Lùm xùm vụ tố bán trường nhưng không chuyển giao quyền sở hữu, điều hành

2 lãnh đạo các công ty thuộc Tập đoàn Giáo dục EQuest đã gửi đơn tố giác bà Ng., đối tác chuyển nhượng Hệ thống Giáo dục Ngôi sao Hà Nội.

Lùm xùm vụ tố bán trường nhưng không chuyển giao quyền sở hữu, điều hành

Nhu cầu nhân lực bán dẫn rất lớn nhưng đào tạo tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức

Theo các chuyên gia, từ nguồn nhân lực đến trang thiết bị phục vụ đào tạo nhân lực cho bán dẫn đều đòi hỏi đầu tư rất lớn.

Nhu cầu nhân lực bán dẫn rất lớn nhưng đào tạo tại Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức

Doanh nghiệp Nhật sang Việt Nam trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng sinh viên, tài trợ từ 'A đến Z'

Doanh nghiệp Nhật còn cam kết hỗ trợ toàn bộ chi phí, từ học tiếng Nhật, làm visa đến vé máy bay… cho sinh viên Việt Nam.

Doanh nghiệp Nhật sang Việt Nam trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng sinh viên, tài trợ từ 'A đến Z'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar