20/05/2021 09:12 GMT+7

Đạo luật chống thù hận người gốc Á: Một mở đầu mới cho người Mỹ gốc Á

BÙI ANH TUẤN KIỆT  (viên chức Bộ An ninh nội địa Mỹ)
BÙI ANH TUẤN KIỆT (viên chức Bộ An ninh nội địa Mỹ)

TTO - Có thể bạn chưa biết người Mỹ có truyền thống dành một tháng trong năm cho một nhóm người để thúc đẩy sự học hỏi và hiểu biết đối với nhóm người đó. Và tháng 5 dành cho người Mỹ gốc Á.

Đạo luật chống thù hận người gốc Á: Một mở đầu mới cho người Mỹ gốc Á - Ảnh 1.

Người dân cầu nguyện cho nạn nhân vụ xả súng hàng loạt tại các cơ sở làm đẹp ở Atlanta tháng 3-2021. Sáu trong số tám người thiệt mạng là người gốc Á - Ảnh: New York Times

Đây thật là một thời điểm thích hợp khi Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật chống thù hận người gốc Á hôm 18-5. Bản thân tôi, một người gốc Á sống ở Mỹ từ nhỏ, xem bộ luật này như một cột mốc mới cho người gốc Á trong việc đấu tranh giành quyền lợi của bản thân.

Người gốc Á được quan tâm hơn

Trong một năm gần đây, người gốc Á tại Mỹ trở thành tâm điểm của sự kỳ thị. Điều này bắt nguồn từ việc cựu tổng thống Donald Trump thường xuyên dùng những từ ngữ như "kungflu" và "Chinavirus" khi đề cập đến COVID-19. Ông luôn đem hình ảnh của Trung Quốc và COVID-19 để thúc đẩy những hoạt động chính trị và tranh cử của ông.

Điều này gây ảnh hưởng xấu đến người gốc Á tại Mỹ, vì đối với những phần tử cực đoan và có xu hướng kỳ thị thì người châu Á nào cũng giống nhau, và đều là người Trung Quốc.

Bản thân tôi và những người bạn trong cộng đồng người gốc Á từng là tâm điểm của những ánh mắt không mấy thiện cảm trong năm qua. Trong những trường hợp xấu hơn, có người còn bị rủa như một mầm bệnh, bị nói là "sao không về Trung Quốc đi". Tệ hơn nữa là các trường hợp xả súng hàng loạt, những vụ tấn công, cướp bóc nhằm vào người gốc Á.

Cho nên việc đẩy mạnh những chính sách, hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo sự an toàn của người châu Á là một việc nên làm.

Việc đạo luật chống thù hận người gốc Á được thông qua với tỉ lệ áp đảo ở lưỡng viện Mỹ (94/1 ở thượng viện và 364/62 ở hạ viện) cho thấy Quốc hội Mỹ đang dần quan tâm hơn đối với quyền lợi người gốc Á tại Mỹ.

Dân số người Mỹ gốc Á vẫn tăng mạnh ở Mỹ, trong lần bầu cử vừa rồi người gốc Á thiên về Đảng Dân chủ nhiều hơn. Việc nhiều đại biểu trong Đảng Cộng hòa thay đổi ý kiến để ủng hộ những chính sách bảo vệ người gốc Á cho thấy họ đang muốn lấy lại niềm tin từ cộng đồng người gốc Á. Tuy vậy, điều cần chú ý lần này là tất cả những phiếu chống vẫn đều từ Đảng Cộng hòa.

Mang tính biểu tượng

Theo kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân tôi, việc thông qua bộ luật này mang tính chất biểu tượng hơn là thiết thực. Việc đầu tiên bộ luật đề cập đến là lập nên một vị trí trong Bộ Tư pháp Mỹ nhằm thúc đẩy điều tra những vụ tấn công người gốc Á. Ngoài ra bộ luật sẽ hỗ trợ các tiểu bang trong việc kiểm soát những vụ án và vấn đề liên quan đến việc kỳ thị người gốc Á.

Thực chất Bộ Tư pháp Mỹ vốn được người trong ngành xem như "một con rùa chậm chạp" của bộ máy nhà nước Mỹ. Việc các vụ án kéo dài hơn chục năm vẫn chưa được kết án là chuyện xảy ra như cơm bữa. 

Chỉ có những vụ án gây chú ý và có ảnh hưởng mạnh đến chính trị Mỹ mới được điều tra thật nhanh. Cho nên việc lập ra một vị trí trong một bộ máy thật lớn như Bộ Tư pháp vốn không đủ để gây ảnh hưởng đáng kể.

Có lẽ điều tích cực nhất của bộ luật là gây sự chú ý đến quyền lợi người gốc Á tại Mỹ. Ngoài ra, việc chính phủ liên bang giúp đỡ các tiểu bang trong việc bảo vệ cộng đồng gốc Á là một khởi đầu tích cực. Tôi vẫn thường quan niệm "If not now, then when?" (nếu không là bây giờ thì bao giờ?).

Tuy nhiên, dù có ban hành bao nhiêu bộ luật hay chính sách thì người gốc Á vẫn phải tự giúp bản thân mình trước. Văn hóa kiện tụng vẫn chưa phổ biến trong cộng đồng người gốc Á. Hình ảnh một người châu Á an phận, biết nghe lời vốn đã đi sâu vào văn hóa và suy nghĩ của người Mỹ.

Cho nên việc cộng đồng người gốc Á tham gia vào chính trường Mỹ để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng là một xu hướng cần được đẩy mạnh. Chúng ta cần nhiều hơn những chính trị gia gốc Á như dân biểu Grace Meng của Đảng Dân chủ và cô gái gốc Việt Bee Nguyễn mới đây được bầu vào cơ quan lập pháp của bang Georgia.

Đạo luật còn nhiều bất cập

Theo báo Guardian (Anh), có hơn 100 nhóm đã ký vào tuyên bố chung phản đối đạo luật chống thù hận người gốc Á vì phụ thuộc quá nhiều vào vai trò thực thi pháp luật, trong khi không cung cấp nguồn lực để giải quyết các vấn đề cơ bản dẫn đến việc gia tăng tội phạm thù ghét.

Theo Jason Wu - người đứng đầu GAPIMNY (tổ chức ủng hộ người đồng tính và chuyển giới gốc châu Á - Thái Bình Dương), sự bất bình đẳng trong phân phối của cải, nguồn lực, chăm sóc sức khỏe, nhà ở và dịch vụ xã hội... chính là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực.

Theo Đài NBC, các tổ chức cũng chỉ ra rằng rất nhiều vụ bạo lực xảy ra dưới bàn tay của cơ quan thực thi pháp luật. Một nghiên cứu công bố trên kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ (PNAS) cho thấy bạo lực từ cảnh sát là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho nam thanh niên ở Mỹ. Cụ thể, cứ 1.000 người đàn ông da màu thì có 1 người có thể bị cảnh sát giết chết.

Theo các tổ chức này, thay vì ban hành luật phòng chống tội phạm thù ghét, các tổ chức ủng hộ cách tiếp cận theo hướng tập trung vào cộng đồng như đầu tư cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe, xây dựng ngân hàng thực phẩm và nhiều phúc lợi khác để giải quyết sự bất bình đẳng trong xã hội.

MINH KHÔI

Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật chống tội ác thù ghét người gốc Á

TTO - Các nhà lập pháp Mỹ ngày 18-5 thông qua đạo luật chống tội ác thù ghét nhằm vào người gốc Á. Dự luật đã đến bàn của Tổng thống Joe Biden.

BÙI ANH TUẤN KIỆT (viên chức Bộ An ninh nội địa Mỹ)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết Tổng thống Trump 'vẫn hy vọng có thể làm được điều gì đó', sau cuộc đàm phán tại Istanbul.

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Động thái được cho là phản ánh mối quan hệ đang nhanh chóng được cải thiện giữa Syria với các nước Ả Rập vùng Vịnh và phương Tây.

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar