02/11/2016 10:21 GMT+7

Đạo diễn Regis Wargnier: Nhiều tiền chưa chắc phim hay

MINH TRANG thực hiện
MINH TRANG thực hiện

TTO - Vừa đáp máy bay đến Hà Nội sáng 1-11, đạo diễn người Pháp Regis Wargnier - chủ tịch ban giám khảo phim dài của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội 2016 (HANIFF) - đã dành một khoảng thời gian để chuyện trò với Tuổi Trẻ.

Đạo diễn nổi tiếng người Pháp Régis Wargnier và nữ diễn viên nổi tiếng người Philippines Maria Izadora Calzado trên thảm đỏ khai mạc LHP quốc tế Hà Nội tối 1-11 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Mở đầu cuộc trò chuyện, vị đạo diễn của phim Indochine (Đông Dương) chia sẻ: “Thời tiết làm tôi và Catherine (nữ diễn viên người Pháp Catherine Deneuve) khá mệt mỏi. Chúng tôi đều là những người có tuổi rồi (cười). Có lẽ tôi sẽ đi ăn một món gì đó thật ngon sau buổi trò chuyện này”.

* Xin được hỏi ông có biết hoặc từng nghe đến HANIFF trước đây không? Bởi đây là lần thứ tư VN tổ chức liên hoan phim quốc tế này?

- Tôi từng nghe và biết đến HANIFF, thậm chí đã gặp ban tổ chức của HANIFF khi họ sang Pháp và làm việc với tôi. Tuy nhiên, về điện ảnh VN tôi thú thật là chưa được biết rõ lắm, cũng như chưa được xem một bộ phim nào của các bạn.

Theo con số tôi biết, mỗi năm các bạn sản xuất khoảng 40 bộ phim dài, nhưng rất ít trong số đó được giới thiệu đến công chúng quốc tế. Cho nên, tôi rất xin lỗi là chưa có cơ hội được xem phim của các bạn.

* Chưa biết nhiều về điện ảnh Việt, nhưng năm nay ông sẽ giữ vai trò chủ tịch ban giám khảo phim dài của HANIFF 2016, ông chuẩn bị gì cho vai trò này?

- Thực ra là tôi không hề chuẩn bị gì cả! Vì tôi nghĩ trước những buổi xem phim, giữ cho tinh thần thoải mái, cởi mở, không áp đặt, không đặt nhiều kỳ vọng, không chờ đợi gì cả là điều tốt nhất để thưởng thức một bộ phim. Với tôi, đó mới là những cảm xúc chân thành.

* Với ông, một tác phẩm điện ảnh tuyệt vời sẽ sở hữu những điều gì?

- Sự sâu sắc của một bộ phim hay nằm trong lời thoại và kịch bản của nó. Tất nhiên, nếu có tiền bạn có thể làm những bộ phim rất hoành tráng, kỹ xảo, kỹ thuật tối tân, tình tiết có thể “sân khấu”, cường điệu một chút... không sao cả.

Người làm phim hay khác với số còn lại bởi sự nhạy cảm của họ, bởi đam mê với công việc này. Họ bắt đầu bằng cảm xúc và sẽ chạm đến cảm xúc của người xem thông qua tác phẩm của mình.

Tóm lại là phần đông mọi người sẽ nghĩ phim hay khi có được các yếu tố như kịch bản hay, đạo diễn tốt, cảm xúc chân thành...

Tôi cũng nghĩ như thế, nhưng hóa ra không phải! Ngay cả khi bạn có được tất cả những yếu tố trên, không ai dám chắc với bạn là bạn sẽ có một bộ phim hay, hoặc ít nhất là hay theo nghĩa thành công về mặt nào đó. Tôi xin cam đoan là không ai dám chắc với bạn điều đó.

* Indochine đã tạo tiếng vang cho ông trên toàn thế giới, đặc biệt khi giành giải Oscar cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài hay nhất năm 1993. Ông có tình cảm đặc biệt nào dành cho bộ phim lấy bối cảnh tại VN này hay không?

- Indochine đã giúp tôi rất nhiều trong việc tiếp cận gần hơn với nền điện ảnh Mỹ. Cũng từ cột mốc này, tôi dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm những nguồn tài trợ làm phim, nhất là những dự án phim quốc tế.

Còn với cá nhân tôi, Indochina là một “đứa con” trong rất nhiều “đứa con” khác mà tôi đã nhào nặn. Bạn biết đấy, đã là con thì đứa nào bạn cũng sẽ yêu quý và dành tình cảm như nhau thôi.

* Ông có nhắc đến việc ông không xem được nhiều phim Việt bởi phim Việt ở thị trường thế giới còn quá khiêm tốn. Vậy ông có lời khuyên nào dành cho những đạo diễn Việt, nhất là những đạo diễn trẻ, khi họ muốn “bơi ra biển lớn”?

- Có một thời gian tôi đảm nhận vị trí chủ tịch của quỹ Fond SUD, quỹ đầu tư cho các dự án làm phim tiềm năng trên toàn thế giới.

Tất nhiên việc lựa chọn phim nào để đầu tư không nằm tất cả ở tôi mà nằm ở các vị giám khảo khác, nhưng tôi đã thấy khá nhiều bộ phim VN tham gia. Đây là một tín hiệu rất vui. Tuy nhiên, lời khuyên của tôi dành cho những đạo diễn trẻ nói chung là: hãy thành thật với chính mình!

Hãy làm một bộ phim mà bạn thực sự muốn làm nó. Bạn có thể thích phong cách làm phim của người Mỹ, người Hàn, người Pháp... nhưng điện ảnh của bạn không nên giống điện ảnh của Mỹ, Hàn, Pháp...

Điện ảnh là câu chuyện của riêng bạn, vì thế nó phải là bộ phim mà bạn thực sự muốn được làm.

Phim Đông Dương ra rạp từ 4-11

Bộ phim Đông Dương (phiên bản chỉnh sửa mới 2016) không chỉ trình chiếu trong khuôn khổ HANIFF mà từ ngày 4-11, phim còn được The Green Media phát hành tại các cụm rạp trong cả nước.

Phim kể về chuyện đời của Éliane Devries (Catherine Deneuve), một chủ đồn điền cao su người Pháp, với những biến cố của cô và cô con gái nuôi người Việt (Phạm Linh Đan) trong giai đoạn sống ở Việt Nam.

Sinh năm 1948, Regis Wargnier là một đạo diễn, nhà biên kịch, nhà sản xuất kỳ cựu người Pháp. Tác phẩm đầu tay với vai trò đạo diễn của ông là bộ phim La femme de ma vie (tạm dịch: Bà vợ của đời tôi) ra mắt năm 1986, đoạt giải Cesar cho tác phẩm đầu tay xuất sắc nhất. Bộ phim Indochine - Đông Dương đẩy tên tuổi của Regis đi xa với hàng loạt bộ phim sau này như Người đàn bà Pháp (1995), Đối đầu (2005), Cánh cổng (2014)...

MINH TRANG thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

'Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975' là chủ đề hành trình về nguồn dành cho văn nghệ sĩ TP.HCM năm 2025.

Văn nghệ sĩ TP.HCM hành trình Theo dấu chân cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar