19/02/2023 12:13 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đánh tham nhũng bằng cơ chế thu hồi tài sản phù hợp thực tiễn Việt Nam

Theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, hiện Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu, xây dựng đề án về cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng không qua thủ tục kết tội, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Đánh tham nhũng bằng cơ chế thu hồi tài sản phù hợp thực tiễn Việt Nam - Ảnh 1.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong - Ảnh: PHẠM THẮNG

Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hồi tài sản tham nhũng

Theo Thanh tra Chính phủ, trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, cử tri nhiều địa phương đề nghị hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm ngăn chặn triệt để việc tẩu tán tài sản, thu hồi tối đa tài sản tham nhũng, công khai minh bạch và thông báo rõ để nhân dân biết số tiền đã thu hồi.

Trả lời ý kiến của cử tri, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nêu rõ cùng với phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế đã chú trọng xác minh, áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản của các đối tượng phạm tội tham nhũng ngay từ giai đoạn điều tra, không để tẩu tán, hợp pháp hóa tài sản tham nhũng.

Bên cạnh đó khuyến khích người phạm tội tự nguyện giao nộp tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Theo ông Phong, dù kết quả thu hồi tài sản tham nhũng năm sau cao hơn năm trước, song việc thu hồi tài sản tham nhũng vẫn là một trong những hạn chế của công tác phòng, chống tham nhũng.

Nguyên nhân chủ yếu là do số tiền thu hồi rất lớn nhưng người phải thi hành án không có tài sản hoặc tài sản bảo đảm giá trị thấp; thời gian giải quyết các vụ việc dài, tài sản đã bị tẩu tán, che giấu hoặc tình trạng pháp lý của tài sản chưa rõ ràng.

Vướng mắc về cơ chế, thể chế trong việc xử lý tài sản, làm ảnh hưởng quá trình thi hành án. Trong một số vụ án vẫn xảy ra trường hợp bỏ trốn, việc tương trợ tư pháp hình sự còn gặp nhiều khó khăn...

Để khắc phục tình trạng trên, nâng cao tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, ông Phong chỉ ra nhiều giải pháp quan trọng. 

Trong đó, tăng cường phối hợp, tích cực, chủ động hơn trong thu hồi tài sản, nhất là việc kê biên, phong tỏa, tạm giữ phục vụ cho tổ chức thi hành thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.

Tăng cường hợp tác quốc tế để thu hồi tài sản tham nhũng trong tố tụng hình sự; tiếp nhận, xử lý yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự của nước ngoài về thu hồi tài sản tham nhũng; đề nghị nước ngoài thực hiện yêu cầu tương trợ tư pháp hình sự về thu hồi tài sản tham nhũng của Việt Nam; 

Xử lý dứt điểm thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế còn tồn đọng, kéo dài.

Cạnh đó kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan việc chậm thi hành một số bản án có điều kiện thi hành, tổ chức bán đấu giá nhiều tài sản bị mất giá (so với giá thị trường), nếu có dấu hiệu vi phạm phải xử lý nghiêm. 

Đề xuất cơ chế xử lý hình sự với hành vi làm giàu bất hợp pháp

Để việc thu hồi tài sản theo bản án, quyết định của tòa án đạt hiệu quả, tránh tình trạng tẩu tán tài sản, ông Phong nêu rõ cần phối hợp, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Trong đó, nâng cao tính trung thực, trách nhiệm trong kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức. Có hình thức xử lý nghiêm vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập. 

Có cơ chế đẩy mạnh giao dịch không dùng tiền mặt, hạn chế sử dụng tiền mặt trong việc giao dịch mua, bán các tài sản có giá trị lớn để thuận tiện kiểm soát thu nhập, truy tìm tài sản bị tẩu tán.

Cũng theo tổng thanh tra, Chính phủ đã ban hành nghị định 130 về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Hiện Thanh tra Chính phủ đang xây dựng Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Đây là cơ sở dữ liệu có vai trò quan trọng trong phòng, chống tham nhũng và thu hồi tài sản.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tư pháp nghiên cứu, xây dựng đề án về cơ chế thu hồi tài sản không qua thủ tục kết tội, phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

Chỉ đạo Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đề xuất cơ chế xử lý hình sự đối với hành vi làm giàu bất hợp pháp, nhằm tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Đồng thời, kiến nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp với Bộ Tư pháp, các cơ quan nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm tăng cường hiệu quả xử lý tội phạm tham nhũng, thu hồi tài sản trong quá trình giải quyết các vụ án.

Cử tri nêu quyền lợi người dân trong vụ Việt Á chưa nghe nhắc đến, tổng thanh tra nói gì?

Theo Tổng thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, tổ chức, cá nhân nào có căn cứ cho rằng mình bị thiệt hại liên quan 'đại án' Việt Á có thể liên hệ cơ quan chức năng có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết theo quy định.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM có 1.012km đường sắt đô thị, tuyến nào đang triển khai đầu tư trước?

TP.HCM đang xây dựng đầu tư mạng lưới đường sắt, đường sắt đô thị quy mô lớn trong bối cảnh mở rộng địa giới hành chính và áp dụng các cơ chế đặc thù từ Luật Đường sắt (sửa đổi), nghị quyết 188 của Quốc hội.

TP.HCM có 1.012km đường sắt đô thị, tuyến nào đang triển khai đầu tư trước?

Cầu ngàn tỉ vừa thông xe, dân phải đi đường vòng về nhà, địa phương nói gì?

Cầu Đồng Việt nối Bắc Ninh và Hải Phòng vừa thông xe đã nảy sinh bất cập khi nhiều đường dân sinh bị chặn lại bởi dải phân cách, buộc người dân phải đi đường vòng về nhà.

Cầu ngàn tỉ vừa thông xe, dân phải đi đường vòng về nhà, địa phương nói gì?

Cháy lớn xưởng phế liệu ở xã Bà Điểm, cột khói đen ngòm bốc cao

Ngọn lửa bùng lên dữ dội tại nhà xưởng phế liệu trên đường Kênh Trung Ương, xã Bà Điểm (TP.HCM) khiến nhiều tài sản bị thiêu rụi.

Cháy lớn xưởng phế liệu ở xã Bà Điểm, cột khói đen ngòm bốc cao

Đề xuất xây dựng luật, chọn 31-5 là 'ngày toàn dân tiết kiệm, chống lãng phí'

Chính phủ đề xuất xây dựng dự án Luật Tiết kiệm, chống lãng phí (thay thế), trong đó bổ sung quy định ngày toàn dân tiết kiệm, chống lãng phí là 31-5 hằng năm.

Đề xuất xây dựng luật, chọn 31-5 là 'ngày toàn dân tiết kiệm, chống lãng phí'

Đường 2.000 tỉ dọc sông Bảo Định chậm tiến độ, chủ tịch tỉnh yêu cầu 'vướng đâu, gỡ đó'

Dự án đường giao thông hai bên bờ sông Bảo Định (tỉnh Đồng Tháp) theo hợp đồng ban đầu sẽ hoàn thành vào tháng 3-2025, nhưng hiện nay đang bị chậm tiến độ do vướng mặt bằng.

Đường 2.000 tỉ dọc sông Bảo Định chậm tiến độ, chủ tịch tỉnh yêu cầu 'vướng đâu, gỡ đó'

'Lễ diễu binh 2-9 không chỉ của Hà Nội mà là của 54 dân tộc anh em'

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa khẳng định khi làm việc với Hà Nội và các bộ ngành liên quan công tác chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 2-9.

'Lễ diễu binh 2-9 không chỉ của Hà Nội mà là của 54 dân tộc anh em'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar