12/01/2024 08:27 GMT+7

Dân Thụy Điển lo lắng sau khi nhận cảnh báo về nguy cơ chiến tranh

Việc các quan chức cấp cao Thụy Điển cảnh báo nguy cơ chiến tranh đang khiến công chúng nước này lo lắng.

Binh sĩ Thụy Điển tham gia cuộc tập trận quân sự Aurora ngày 6-5-2023 - Ảnh: AFP

Binh sĩ Thụy Điển tham gia cuộc tập trận quân sự Aurora ngày 6-5-2023 - Ảnh: AFP

Theo Đài Fox News ngày 11-1, Bris - tổ chức bảo vệ quyền trẻ em Thụy Điển - báo cáo số lượng cuộc gọi nhận được trong tuần này từ những người trẻ tuổi lo ngại về chiến tranh đã gia tăng sau khi những người này xem các bài đăng trên ứng dụng TikTok về khả năng xảy ra chiến tranh.

Người dùng @amuse - tài khoản trên mạng xã hội X (Twitter) có gần 290.000 người theo dõi, chuyên hỗ trợ các nhà báo độc lập - thông tin: "Người dân ở Thụy Điển đang mua các đồ dùng khẩn cấp sau khi chính phủ và quân đội cảnh báo rằng người dân phải chuẩn bị cho chiến tranh".

Trước đó, các quan chức Thụy Điển kêu gọi người dân nước này chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Nga.

Trong bài phát biểu hôm 7-1, Ngoại trưởng Thụy Điển Tobias Billstrom nói việc nước này dự kiến trở thành thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ là "sự thay đổi lớn nhất trong chính sách an ninh của Thụy Điển trong hơn 200 năm".

"Nga sẽ trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của Thụy Điển và châu Âu trong tương lai gần" - ông Billstrom cảnh báo, đồng thời nói Stockholm "phải thực tế và chuẩn bị cho một cuộc đối đầu kéo dài".

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson tuyên bố "chiến tranh cũng có thể xảy ra với chúng ta". Ông cho rằng Ukraine đang đóng vai trò là "lá chắn của châu Âu" trong cuộc xung đột với Nga.

Tại một hội nghị, Bộ trưởng Phòng vệ dân sự Thụy Điển Carl-Oskar Bohlin cũng cảnh báo "có thể xảy ra chiến tranh ở Thụy Điển".

Theo Fox News, Thụy Điển vẫn trung lập trong Thế chiến 2 và chưa chứng kiến một cuộc xung đột vũ trang nào kể từ cuộc chiến ngắn ngủi với Na Uy năm 1814.

Phát biểu trên truyền hình Thụy Điển, cựu thủ tướng Magdalena Andersson trấn an rằng mặc dù tình hình an ninh nghiêm trọng nhưng "không phải chiến tranh đang diễn ra ngay bên ngoài cửa".

Thủ tướng Slovakia: NATO liên tục đánh giá sai chiến sự ở Ukraine

Thủ tướng Robert Fico của Slovakia cho rằng các quốc gia thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) liên tục đưa ra những đánh giá sai lầm về chiến sự Nga - Ukraine.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trung Quốc nhất trí sẽ ký hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân Đông Nam Á

Ngoại trưởng Malaysia thông báo Trung Quốc sẽ gia nhập SEANWFZ ngay khi quá trình chuẩn bị thủ tục hoàn tất.

Trung Quốc nhất trí sẽ ký hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân Đông Nam Á

Gaza bên bờ thảm họa: Trẻ sơ sinh nằm chung lồng ấp, bệnh viện sắp ngừng hoạt động

Chiến sự kéo dài đẩy hệ thống y tế Gaza tới bờ sụp đổ, khi các bệnh viện cảnh báo thiếu nhiên liệu và thiết bị nghiêm trọng.

Gaza bên bờ thảm họa: Trẻ sơ sinh nằm chung lồng ấp, bệnh viện sắp ngừng hoạt động

FBI cảnh báo sau khi các quan chức Mỹ liên tiếp bị mạo danh giọng nói

Chính quyền của ông Trump cảnh giác hơn sau nhiều vụ mạo danh quan chức bằng giọng nói AI xảy ra thời gian qua.

FBI cảnh báo sau khi các quan chức Mỹ liên tiếp bị mạo danh giọng nói

Cựu thủ tướng Thaksin: Thái Lan chưa rơi vào bế tắc, sẵn sàng trở lại chính trường

Giữa biến động chính trị và việc Thủ tướng Paetongtarn bị đình chỉ, ông Thaksin Shinawatra khẳng định Thái Lan "chưa rơi vào bế tắc".

Cựu thủ tướng Thaksin: Thái Lan chưa rơi vào bế tắc, sẵn sàng trở lại chính trường

Ông Duterte muốn được hỏa táng nếu chết trong tù ở Hà Lan

Cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte dọa sẽ "hiện hồn về ám con gái" nếu không làm theo ý của ông.

Ông Duterte muốn được hỏa táng nếu chết trong tù ở Hà Lan

Nhiều nước muốn 'rời xa' đất hiếm của Trung Quốc

Trung Quốc siết xuất khẩu đất hiếm, Mỹ và phương Tây nỗ lực giảm phụ thuộc nhưng đối mặt chi phí cao và nhiều thách thức.

Nhiều nước muốn 'rời xa' đất hiếm của Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar