09/08/2019 20:06 GMT+7

Dân Philippines sục sôi vì 2 tàu khảo sát Trung Quốc vào EEZ của mình

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã đồng loạt lên tiếng vào ngày 9-8, tỏ ý phản đối trước sự xuất hiện của hai tàu khảo sát Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines.

Dân Philippines sục sôi vì 2 tàu khảo sát Trung Quốc vào EEZ của mình - Ảnh 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana - Ảnh: AFP

Cư dân mạng Philippines đang sôi sục trước thông tin 2 tàu khảo sát của Trung Quốc đã tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines từ ngày 3-8 đến nay.

Thông tin mới nhất từ trang theo dõi hàng hải Marine Traffic cho thấy tàu khảo sát đại dương lớn nhất thế giới Đông Phương Hồng 3 của Trung Quốc đã tiến vào EEZ của Philippines trên biển Đông vào ngày 7-8.

Trước đó, một tàu khảo sát khác của Trung Quốc có tên Zhang Jian đã vào EEZ của Philippines ngày 3-8 và hoạt động cho đến nay, có lúc chỉ cách bờ biển Philippines khoảng 75 hải lý.

Hai tàu như tạo thành thế gọng kìm với nước này khi một chiếc hoạt động ở phía tây bắc, chiếc còn lại đi dọc theo bờ biển phía đông Philippines.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 9-8 với Đài truyền hình ABS-CBN, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana thừa nhận nước này không có hệ thống rađa có thể theo dõi hai tàu khảo sát của Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Lorenzana nhấn mạnh Manila sẽ không ngăn cản các hoạt động nghiên cứu của nếu được báo trước.

"Điều tôi muốn chính phủ làm là hãy hỏi Đại sứ quán Trung Quốc, xem tàu của họ đang làm gì ở đó mà chúng ta không được biết", Bộ trưởng Quốc phòng Lorenzana chất vấn.

"Nếu ý định của họ chỉ là nghiên cứu biển hay hải sản, đó không phải là mối đe dọa an ninh với Philippines. Nhưng nếu họ thụt thò ở đó để theo dõi các tiền đồn của Philippines, đó là một mối đe dọa thật sự", ông Lorenzana khẳng định.

Dân Philippines sục sôi vì 2 tàu khảo sát Trung Quốc vào EEZ của mình - Ảnh 2.

Đường đi của tàu khảo sát Zhang Jian theo trang theo dõi hàng hải Marine Traffic - Ảnh chụp màn hình

"Đã hiểu rõ. Sẽ gởi công hàm phản đối", Ngoại trưởng Teodoro Locsin Jr. viết trên Twitter cá nhân cùng ngày sau các phát ngôn của ông Lorenzana.

Hôm 7-8, ông Locsin nhấn mạnh không có chuyện tàu Trung Quốc vào EEZ của Philippines cho tới khi quân đội và Bộ Quốc phòng thông báo như vậy với ông.

Chuyên gia Gregory B. Poling, giám đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (Mỹ), nhận xét sự hiện diện của tàu Trung Quốc là rất đáng lo ngại.

Ông Poling nhấn mạnh nếu tàu Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động khảo sát khoa học trong EEZ của Philippines, nó phải nhận được sự cho phép của chính quyền Manila chiếu theo điều 246 của Công ước quốc tế về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS) năm 1982.

Dân Philippines sục sôi vì 2 tàu khảo sát Trung Quốc vào EEZ của mình - Ảnh 3.

Đông Phương Hồng 3 là tàu khảo sát lớn nhất thế giới và chỉ vừa mới đi vào hoạt động từ cuối tháng 5 năm nay - Ảnh chụp màn hình

Đây không phải là lần đầu tiên sự xuất hiện của tàu khảo sát Trung Quốc gây phản ứng mạnh ở Philippines.

Năm 2016, một tàu khảo sát của Trung Quốc xuất hiện ở khu vực Benham Rise giàu tiềm năng dầu khí ở phía đông bắc Philippines.

Chính quyền Manila khi đó cũng thể hiện thái độ úp mở vừa phản đối Trung Quốc vừa khẳng định quyền tài phán nhưng cuối cùng cũng đồng ý cho tàu Trung Quốc vào khảo sát.

Giáo sư Ryan Martinson thuộc Học viện Hải chiến Mỹ, người đã theo dõi sát các tàu khảo sát của Trung Quốc trên Biển Đông, ngày 9-8 cho biết tàu khảo sát Shiyan 2 của Trung Quốc vẫn hiện diện trong EEZ của Malaysia, gần bãi Luconia. Đây là khu vực mà giàn khoan Malaysia và các tàu hộ tống bị tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rối hồi tháng 5 năm nay.

BẢO DUY
Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Tin cùng chuyên mục

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Nguồn tin từ Văn phòng Tổng thống Ukraine cũng cho biết Tổng thống Trump 'vẫn hy vọng có thể làm được điều gì đó', sau cuộc đàm phán tại Istanbul.

Báo Ukraine: Nga yêu cầu Kiev rút khỏi 4 vùng đã sáp nhập

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Động thái được cho là phản ánh mối quan hệ đang nhanh chóng được cải thiện giữa Syria với các nước Ả Rập vùng Vịnh và phương Tây.

Syria dự định in đồng tiền mới tại UAE và Đức thay cho Nga?

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Trump ngày 16-5 cho biết trong vòng 2-3 tuần tới, giới chức Mỹ sẽ gửi thư đến các quốc gia, thông báo 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'.

Ông Trump: Vài tuần tới sẽ gửi các nước 'những gì phải trả để làm ăn tại Mỹ'

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Đoạn video lan truyền trên mạng xã hội gần đây khiến dư luận xôn xao khi tuyên bố Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bỏ ra 1,6 tỉ USD mua lại cổ phần của công ty khai thác bạch kim lớn ở Nam Phi.

Ông Zelensky không hề mua 51% cổ phần công ty bạch kim ở Nam Phi

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Nguồn tin Ukraine tiết lộ với AFP rằng tại cuộc gặp ở Istanbul, Nga đã yêu cầu Ukraine từ bỏ những vùng lãnh thổ vẫn đang do Kiev kiểm soát.

Sau 2 tiếng đàm phán, Ukraine tố Nga đưa yêu cầu từ bỏ lãnh thổ 'không thể chấp nhận'

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan

Chiều 16-5 tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Thủ tướng Thái Lan, lãnh đạo Đảng Vì nước Thái (Pheu Thai) Paetongtarn Shinawatra.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Thái Lan