05/06/2024 16:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Dân Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam 'ăn' nhiều hạt vi nhựa nhất thế giới

Nghiên cứu cho thấy Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đang đứng đầu về mức độ hấp thụ hạt vi nhựa trên toàn cầu, bắt nguồn từ việc tiêu thụ nhiều hải sản.

Cá và rác thải nhựa dưới biển. Nghiên cứu chỉ ra hơn 50% lượng hạt vi nhựa tiêu thụ của Malaysia đến từ cá - Ảnh: SCMP/SHUTTERSTOCK

Cá và rác thải nhựa dưới biển. Nghiên cứu chỉ ra hơn 50% lượng hạt vi nhựa tiêu thụ của Malaysia đến từ cá - Ảnh: SCMP/SHUTTERSTOCK

Báo South China Morning Post ngày 5-6 dẫn lại một nghiên cứu trên tạp chí Khoa Học Và Công Nghệ Môi Trường (Environmental Science & Technology) cho biết Malaysia tiêu thụ trung bình 502,3mg hạt vi nhựa mỗi ngày/người. Trong đó hơn 50% lượng hạt vi nhựa tiêu thụ của nước này đến từ cá.

Theo nghiên cứu trên, Malaysia cũng được ghi nhận là một trong 10 quốc gia hít phải nhiều hạt vi nhựa nhất, ước tính khoảng 494.000 hạt vi nhựa mỗi ngày trên đầu người.

Hạt vi nhựa là các hạt nhựa có kích thước nhỏ hơn 5mm, thường được tìm thấy trong môi trường nước ngọt và biển, sau đó được các sinh vật tiêu thụ. Con người khi ăn phải những sinh vật nhiễm hạt này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nghiên cứu này chỉ ra các nước như Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đang đứng đầu về mức độ hấp thụ vi nhựa trên toàn cầu, bắt nguồn từ việc tiêu thụ nhiều hải sản.

Tác giả của nghiên cứu là ông Xiang Zhao, giáo sư tại Đại học Công nghệ quốc phòng quốc gia Trung Quốc và ông Fengqi You, giáo sư kỹ thuật hệ thống năng lượng tại Đại học Cornell, Mỹ cho biết sự phát triển công nghiệp đã khiến mức độ ô nhiễm nhựa ngày càng tăng.

Một nguồn vi nhựa chính trong thủy sản là chất thải nhựa từ các bãi chôn lấp hoặc bãi rác lộ thiên không được quản lý tốt.

Những hạt nhựa này có thể làm ô nhiễm hệ thống nước, trong khi các hạt vi nhựa làm ô nhiễm môi trường nước ngọt và nước mặn. Sau đó chúng phân tán qua dòng nước hoặc truyền qua không khí và xâm nhập chuỗi thức ăn.

Theo kết quả nghiên cứu, sự hấp thụ hạt vi nhựa trong không khí và chế độ ăn uống tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ, bao gồm Trung Quốc và Mỹ tăng hơn 6 lần từ năm 1996 đến năm 2018.

Các nhà nghiên cứu nói rằng bằng việc loại bỏ 90% mảnh vụn nhựa dưới nước trên toàn cầu, mức hấp thụ hạt vi nhựa có thể giảm hơn 48% ở các quốc gia Đông Nam Á, nơi ghi nhận phần lớn sự hấp thụ vi nhựa thế giới.

Hạt vi nhựa có trong sữa mẹ, tinh dịch và mô não

Hạt vi nhựa đang xâm chiếm gần như mọi ngóc ngách trong cơ thể con người. Các nhà khoa học đã phát hiện ra các hạt siêu nhỏ này trong tinh dịch, sữa mẹ và thậm chí cả mô não.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Ngủ tới 15-20 giờ mỗi ngày, sống chậm và lặng lẽ, loài lười tưởng chừng mong manh lại đang là minh chứng sống cho một chiến lược sinh tồn hiệu quả bậc nhất trong tự nhiên.

Loài vật sinh tồn qua 30 triệu năm nhờ 'bí quyết' khó tin

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Một nghiên cứu mới vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature gây bất ngờ: vật chất từ lõi Trái đất, bao gồm vàng và nhiều kim loại quý, có thể đang rò rỉ lên bề mặt thông qua các vụ phun trào núi lửa.

Vàng và kim loại quý đang rò rỉ từ lõi Trái đất?

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar