12/03/2025 22:41 GMT+7

Đại sư Khuông Việt, vị quốc sư đầu tiên của Việt Nam, là ai?

Đại sư Khuông Việt là vị Tăng thống (đứng đầu các vị tăng của đất nước, quốc sư) đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, chính là cháu đích tôn của Vua Ngô Quyền, người đáng lẽ kế vị vua nhưng lại chọn lối đi riêng là xuất gia.

Đại sư Khuông Việt, vị quốc sư đầu tiên của Việt Nam, là ai? - Ảnh 1.

Đại sư Khuông Việt - vị quốc sư đầu tiên của đất nước - Ảnh tư liệu

Nhiều thông tin thú vị, những nghiên cứu mới được đưa ra tại tọa đàm khoa học ngày 12-3 đã làm sáng tỏ hơn về vị quốc sư đầu tiên của nước ta, người mở đầu cho truyền thống Phật giáo nhập thế giúp đời - Đại sư Khuông Việt.

Tọa đàm được Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tổ chức đúng dịp tưởng nhớ ngày Đại sư Khuông Việt viên tịch hơn 1.000 năm trước.

Đây cũng là tọa đàm, hội thảo thứ ba về Quốc sư Khuông Việt mà Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tổ chức từ năm 2010.

Đại sư Khuông Việt - vị đại sư sửa sang, phù trợ nước Việt

Trong phát biểu đề dẫn hội thảo, GS Lương Gia Tĩnh - phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội - cho biết thế kỷ X là thế kỷ bản lề trong tiến trình lịch sử dân tộc. Phật giáo đóng vai trò là trụ cột của ý thức hệ, là nền tảng của đạo lý dân tộc.

Trong bối cảnh ấy, Thiền sư Khuông Việt (933 - 1011) nổi lên như một ngôi sao sáng, được Vua Đinh Tiên Hoàng phong làm Quốc sư Tăng thống và tôn xưng là Khuông Việt Đại sư, với ý nghĩa: vị đại sư khuông phù (sửa sang, phù trợ) nước Việt.

Nhà sư thuộc thế hệ thứ 4 dòng Thiền Vô Ngôn Thông, là cố vấn chính trị - quân sự của hai triều đại Đinh - Lê và đầu triều Lý, làm thất bại âm mưu và hành động xâm lược quân sự bạo liệt của ngoại bang.

Ông giúp nhà vua thực hiện thắng lợi công tác ngoại giao mềm dẻo, hòa bình thân thiện nhưng cương quyết giữ thể diện quốc gia, buộc kẻ thù phải thừa nhận quyền độc lập mà chúng ta vừa giành được sau hàng ngàn năm Bắc thuộc.

Cuối cùng, dòng dõi Vua Ngô Quyền đã chọn con đường phù trợ đất nước theo cách của một nhà tu hành chứ không phải một vị vua mà đáng lẽ ông là người kế tục.

Đại sư Khuông Việt, vị quốc sư đầu tiên của Việt Nam, là ai?  - Ảnh 2.

Tọa đàm khoa học về Đại sư Khuông Việt và ra mắt Câu lạc bộ Thiện Tri Thức tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở Hà Nội - Ảnh: BTC

Chọn lối đi riêng vượt qua binh đao

Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu (pháp danh trước khi được Vua Đinh Tiên Hoàng phong Khuông Việt Đại sư) tên húy là Ngô Xương Tỷ, là anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xí, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu trưởng Vua Ngô Quyền.

Theo TS Trịnh Văn Định - Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội, Ngô Chân Lưu đã chọn cho mình một lối đi riêng, khác với ông nội là Ngô Quyền, khác với bố là Ngô Xương Ngập, chú là Ngô Xương Văn, em ruột là Ngô Xương Xí, em họ là Ngô Nhật Khánh.

Ông không chọn con đường trở thành vua, hoàng đế hay sứ quân, mà chọn con đường vượt qua binh, chọn Phật pháp để hộ quốc, khuông Việt, khuông dân, thống lĩnh lực lượng tôn giáo, phục vụ ổn định biên cương, chuẩn bị cho đất nước đối đấu với một đế chế hùng mạnh là nhà Tống.

Ông trở thành gương mặt xuất sắc bậc nhất của Đại Việt ở thời điểm cực kỳ then chốt đối với vận mệnh dân tộc: thế kỷ X chống quân Tống.

Những năm tuổi già, Đại sư Khuông Việt về quê nhà hương Cát Lợi (vùng đất Vệ Linh/ Phù Linh, Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay, nơi Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tọa lạc) dựng chùa tu trì, mở trường dạy học.

Tại tọa đàm, thạc sĩ Nguyễn Đình Hưng (Viện Triết học) cùng một số nhà nghiên cứu khác cùng bàn thảo và đưa ra giả thiết quê hương của Đại sư Khuông Việt ở vùng Sóc Sơn hay Mê Linh ngày nay, chứ không phải ở Đường Lâm thuộc Thanh Hóa mà một số nghiên cứu trước đó từng đưa ra.

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm lễ húy kỵ 1014 năm ngày Quốc sư Khuông Việt viên tịch, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội còn tổ chức ra mắt Câu lạc bộ Thiện Tri Thức.

Trước đó, tối 11-3 là đêm thơ Khuông Việt tại chùa Quan Âm thuộc khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam ở Hà Nội, với màn ngâm thơ của NSND Thanh Hoài và các nghệ sĩ, nghệ nhân khác.

Thiền sư Liễu Quán có vị trí đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam

Thiền sư Liễu Quán (1667-1742) có vị trí đặc biệt trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, với sức sống và ảnh hưởng sâu rộng đến Phật giáo nước nhà.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Lễ hội Làng Sen là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai hội Làng Sen, khánh thành tượng Bác Hồ về thăm quê

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã có dịp nghe giới thiệu về nghề thủ công mỹ nghệ đặc sắc của Việt Nam, tự tay trải nghiệm làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà truyền thống Việt Nam.

Thủ tướng Thái Lan làm tranh dân gian Đông Hồ, thưởng trà Việt Nam

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Sau hai năm triển khai bóc xóa quảng cáo sai quy định tại TP.HCM, tình trạng tạt chất bẩn và gọi điện đe dọa, 'khủng bố' liên quan tín dụng đen đã giảm sâu, gần như không còn xuất hiện.

'Khủng bố' tín dụng đen giảm mạnh ở TP.HCM sau chiến dịch xóa quảng cáo bẩn

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Theo thống kê sơ bộ, có khoảng 1,8 triệu người Việt đến chiêm bái xá lợi Đức Phật trong những ngày ở TP.HCM, 125.000 người đến chiêm bái xá lợi Phật trong 4 ngày ở núi Bà Đen, Tây Ninh.

Đại sứ Ấn Độ cảm kích tình cảm người dân Việt Nam chiêm bái xá lợi Phật

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Chiều 15-5, trong chương trình thăm và làm việc tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên.

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm 'Việt Nam - những trang sử vàng' cho Khu di tích Kim Liên

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Xuân Hoa - nguyên giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, nếu Huế không mở thêm được những không gian phát triển mới thì chắc chắn sẽ bị tụt lại so với các địa phương khác sau sáp nhập.

Không sáp nhập với tỉnh thành nào, Huế được và mất gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar