02/04/2020 14:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Đại dịch và xung đột

NGUYỄN NGỌC HÙNG
NGUYỄN NGỌC HÙNG

TTO - Bảo trợ chính trị, quân sự, kinh tế thì có thể được đấy. Nhưng đảm bảo chống được dịch COVID-19 cho các đồng minh thì có lẽ cho đến nay, chưa một cường quốc thế giới nào dám khẳng định làm được.

Đại dịch và xung đột - Ảnh 1.

Một binh sĩ thuộc lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn chụp ảnh trong một cuộc biểu tình ở tỉnh Idlib, Syria hôm 15-3, nhằm phản đối thỏa thuận tuần tra chung giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: Reuters

khi đang phải cật lực đối phó với hiểm họa bệnh dịch COVID-19, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyib Erdogan về chiến sự ở Syria và Libya - đều liên quan trực tiếp đến chính quyền Ankara.

Hai nguyên thủ quốc gia đồng quan điểm cho rằng điều quan trọng hiện nay hơn bất cứ lúc nào hết, đối với các quốc gia đang có xung đột như tại Syria và Libya, là tôn trọng ngừng bắn và hành động tiến tới một giải pháp hòa bình.

Cho đến nay, chính quyền Syria mới chỉ công bố số người rất ít đã nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh COVID-19. Nhưng công luận cảnh báo rằng chính quyền Damascus không kiểm soát được tình hình trong nước nói chung, nên không thể nắm bắt chính xác tình trạng lây nhiễm trong dân chúng. Đặc biệt tại tỉnh Idlib, nơi hiện có khoảng 1 triệu người lánh nạn đang tập trung ở khu vực giáp biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, trong hoàn cảnh sống dưới mọi tiêu chuẩn tối thiểu.

Mặc dù đã có thỏa thuận ngưng bắn tại Idlib được ký kết giữa Tổng thống Putin và Tổng thống Erdogan ngày 5-3, quân đội Syria vẫn luôn trong tình trạng quyết tâm thu hồi địa bàn cuối cùng này của lực lượng đối lập vũ trang. Thổ Nhĩ Kỳ, bên bảo trợ trực tiếp cho quân nổi dậy bị bao vây, đang phải gồng mình để bảo vệ lệnh ngưng bắn, nhằm tránh nguy cơ Idlib mất hoàn toàn vào tay quân chính phủ.

Còn ở Libya, chiến tranh ác liệt vẫn tiếp diễn giữa lực lượng của chính phủ chuyển tiếp được Liên Hiệp Quốc công nhận, đang cố thủ ở thủ đô Tripoli, với quân đội của tướng Khaleefa Hafta’r được sự trợ giúp và cảm thông từ một số quốc gia Ả Rập và châu Âu, kể cả Nga. Trong hoàn cảnh chiến sự hỗn mang như áp sát thủ đô như thế, chính phủ chuyển tiếp ở Tripoli chỉ chăm chăm tìm cách tồn tại, làm gì còn tâm trí nào mà nghĩ tới đại dịch!

Một lệnh ngưng bắn cũng đã được thỏa thuận tại Libya. Nhưng chiến sự chưa một ngày nào ngưng ở khu vực bao quanh thủ đô nước này. Bên chủ động không tôn trọng lệnh ngừng bắn có Nga là đồng minh. Bên đang bị tấn công lại được Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ.

Thế là, ở cả Syria và Libya đều có xung khắc gián tiếp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Ở cả hai chiến trường này, Thổ Nhĩ Kỳ đều bảo vệ bên bị tấn công và đang phải đối phó với nguy cơ thua cuộc.

Tổng thống Erdogan, với vai trò bảo trợ chính cho cả hai lực lượng đang thất thế ở Syria và Libya, lại phải cầu cạnh đến vai trò của Mỹ, bám lấy nguy cơ bệnh dịch để kêu gọi "tôn trọng ngừng bắn" ở Syria và Libya. Thực chất của lời kêu gọi này nhắm đến Nga - bên bảo trợ cho cả hai thế lực đang nắm thế thượng phong trong xung đột ở hai quốc gia Ả Rập trên.

Erdogan phải cầu cạnh đến Trump trong hoàn cảnh này bởi chính Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang vật lộn khốn khổ với COVID-19. Nga cũng không giàu mạnh đến mức có thể bao cả cho thế lực mà họ đỡ đầu ở Syria và họ ủng hộ ở Libya để đảm bảo miễn nhiễm với đại dịch.

Bảo trợ chính trị, quân sự, kinh tế thì có thể được đấy. Nhưng đảm bảo chống được dịch COVID-19 cho các đồng minh thì có lẽ cho đến nay, chưa một cường quốc thế giới nào dám khẳng định làm được.

Bởi thế, cầu cạnh vào vai trò của Mỹ ở Syria và Libya, lấy cớ chống đại dịch, có lẽ không giúp gì cho Erdogan khi chủ đích là cứu vãn các đồng minh mà Thổ Nhĩ Kỳ đang bảo trợ ở hai quốc gia Ả Rập này.

Nhân tố quyết định để giảm thiểu thảm họa trước nguy cơ COVID-19 ở Syria và Libya, cũng như tại các quốc gia đang có xung đột quân sự khốc liệt khác, như Afghanistan, Yemen…, chính là các lực lượng tranh chấp nội tại ở những quốc gia ấy.

Tận dụng khi cả thế giới đang ngụp lặn trong đại dịch, các cường quốc cũng đang vật lộn tự cứu mình, để đẩy mạnh chiến tranh, mong giành phần thắng về mình là hành động tội ác kinh tởm, dù là từ phía nào.

Ông Trump tuyên bố gỡ bỏ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ

TTO - Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố sẽ gỡ bỏ các lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nước này chấp thuận một thỏa thuận ngừng bắn lâu dài dọc theo biên giới với Syria.

NGUYỄN NGỌC HÙNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Thế khó của châu Âu giữa thương chiến Mỹ - Trung

Liên minh châu Âu (EU) đang rơi vào một thế lưỡng nan ngày càng rõ nét.

Thế khó của châu Âu giữa thương chiến Mỹ - Trung

Kharkov bị tấn công trong đêm, Nga hoãn hủy hàng trăm chuyến bay

Ukraine cho biết một cuộc tấn công bằng drone của Nga trong đêm đã khiến 27 người bị thương tại thành phố Kharkov.

Kharkov bị tấn công trong đêm, Nga hoãn hủy hàng trăm chuyến bay

Thủ tướng nêu 3 đề xuất tại thượng đỉnh BRICS mở rộng

Phiên thảo luận BRICS mở rộng có sự tham dự của 35 nhà lãnh đạo, đại diện các nước thành viên, nước đối tác cùng các tổ chức quốc tế ngày 6-7.

Thủ tướng nêu 3 đề xuất tại thượng đỉnh BRICS mở rộng

Tổng thống Nga Putin cách chức bộ trưởng Giao thông

Ngày 7-7, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ ký sắc lệnh cách chức Bộ trưởng Giao thông vận tải Roman Starovoit.

Tổng thống Nga Putin cách chức bộ trưởng Giao thông

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar