20/11/2018 12:08 GMT+7
Trở lại chủ đề

'Đại biểu không nên tranh luận với chất vấn của đại biểu khác'

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói như vậy khi phóng viên nêu lại chuyện đại biểu Nguyễn Hữu Cầu tranh luận với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng.

Đại biểu không nên tranh luận với chất vấn của đại biểu khác - Ảnh 1.

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 6 của Quốc hội sáng 20-11 - Ảnh: LÊ KIÊN

Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì cuộc họp báo ngay sau khi bế mạc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. 

* Báo Giao thông: Tại phiên chất vấn, việc tranh luận giữa đại biểu Lưu Bình Nhưỡng và Nguyễn Hữu Cầu khá gay gắt, sau đó Đảng ủy Công an trung ương đã có văn bản gửi đến Đảng đoàn Quốc hội. Xin hỏi là đến nay Đảng đoàn Quốc hội có ý kiến gì chưa?

- Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc: Tại phiên chất vấn, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng chất vấn bộ trưởng Bộ Công an, nhưng đại biểu Nguyễn Hữu Cầu tranh luận lại với đại biểu Nhưỡng. Tôi có theo dõi thì thấy số liệu của đại biểu Lưu Bình Nhưỡng đưa ra chưa chính xác.

Đúng là Đảng ủy Công an trung ương có văn bản gửi Đảng đoàn Quốc hội về việc này. Vừa qua Ban Công tác đại biểu đã có trao đổi với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng và đại biểu đã thông tin lại cho báo chí.

Nguyên tắc của chất vấn là đại biểu chất vấn bộ trưởng chứ không phải đại biểu chất vấn lẫn nhau. Lẽ ra các đại biểu chỉ tranh luận với nhau tại các phiên thảo luận chứ không phải tranh luận với nhau tại phiên chất vấn các thành viên Chính phủ.

Chính vì vậy, khi đại biểu Nguyễn Hữu Cầu tranh luận với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, Chủ tịch Quốc hội đã đề nghị các đại biểu tranh luận với nhau bên ngoài phòng họp.

* Báo Thanh Niên: Nếu đánh giá mức độ thành công của Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi) thì các ông cho bao nhiêu điểm? Sau khi bỏ điều luật về xử lý tài sản bất minh, luật này còn gì để khẳng định quyết tâm phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước?

- Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường: Lần này Quốc hội sửa đổi cơ bản, toàn diện Luật PCTN, đã được Quốc hội biểu quyết thông qua với tỉ lệ tán thành cao. 

Thứ nhất là luật đã mở rộng phạm vi điều chinh phòng chống tham nhũng sang khu vực tư; có các quy định liên quan đến quà tặng; có nội dung mới như kiểm soát xung đột lợi ích…

Luật này cũng đưa ra chế định kiểm soát tài sản, thu nhập, quy định chặt chẽ, cụ thể hơn trước, đó là các quy định về cơ quan có trách nhiệm kiểm soát, xác minh, cơ sở xác minh tài sản, thu nhập.

Hiện nay chúng ta đang xử lý tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc một cách hợp lý theo hướng nếu phát hiện tài sản đó do phạm tội mà có thì sẽ bị điều tra, xử lý, sung công.

TTO - Dù là chủ đề thảo luận sôi nổi trong suốt 3 kỳ họp đối với dự án Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi), quy định xử lý tài sản bất minh cuối cùng vẫn không được đưa vào luật.

* Báo Tuổi Trẻ Online: Thưa tổng thư ký, với tư cách đại biểu Quốc hội, ông có hài lòng về nội dung Luật PCTN (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua mà không có quy định về việc xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm không giải trình được nguồn gốc?

(Theo giải thích của ông Cường thì các biện pháp xử lý tài sản đối với tội phạm đã được pháp luật hình sự quy định, không cần đợi Luật PCTN. Nhưng dư luận trông đợi các biện pháp xử lý tài sản bất minh triệt để, không để quan chức trả lời như "bỡn cợt dư luận" là buôn chổi đót để xây biệt phủ, hay bán cây cảnh tiền tỉ để mua đồng hồ Rolex…)

- Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc: Khi chúng ta thông qua Luật PCTN (sửa đổi), điều về xử lý tài sản bất minh vẫn quy định như luật hiện hành. Các phương án khác đưa ra thì khi thăm dò ý kiến đại biểu Quốc hội, không có phương án nào đạt quá bán.

Nguyên tắc của chúng ta là cái gì chắn chắn rồi, chín rồi thì đưa vào luật. Còn vấn đề chưa chín, chưa chắc chắn, ví dụ như biện pháp thu thuế hay đưa ra tòa để xử lý tài sản không giải trình được nguồn gốc một cách hợp lý khi thăm dò đại biểu đều không quá bán thì chưa quy định vào luật.

Thăm dò như vậy cho thấy đại biểu Quốc hội còn rất băn khoăn. Chúng tôi thấy rằng cần có thời gian thực hiện cho chín thì mới đưa vào luật. Chứ cũng không phải là chưa đưa được quy định này vào luật thì chúng ta không hài lòng, bởi chúng ta đang thực hiện luật cũ rồi.

Luật này cũng có quy định biện pháp mạnh hơn, đó là đối với cán bộ, đảng viên kê khai mà xác định thiếu trung thực thì sẽ bị xử lý kỷ luật về mặt Đảng, nhà nước. Ví dụ, nếu anh ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND nếu bị phát hiện ra thì sẽ bị xóa tên. Như vậy là mạnh mẽ hơn trước đấy chứ.

* Báo Tuổi Trẻ Online: Đến nay, có lẽ Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn với 3 mức (tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp). Theo ông, đã đến lúc sửa đổi quy định này cho phù hợp với thông lệ quốc tế chưa?

- Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc: Đây là chúng ta lấy phiếu tín nhiệm chứ không phải là bỏ phiếu bất tín nhiệm. Ở nước ngoài là họ bỏ phiếu bất tín nhiệm nên mới có hai mức.

Chúng ta quy định thông qua lấy phiếu tín nhiệm, với những người mà quá nửa ĐBQH tín nhiệm thấp thì có thể từ chức; còn nếu có từ 2/3 trên tổng số ĐBQH tín nhiệm thấp thì đưa ra bỏ phiếu bất tín nhiệm, khi đó phiếu mới có hai mức.

TTO - Phát biểu bế mạc sáng nay 20-11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng kỳ họp thứ 6 đã diễn ra trong không khí dân chủ, trách nhiệm.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Tin tức đáng chú ý: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí, bỏ bằng tốt nghiệp THCS; TP.HCM tri ân những người "âm thầm" phục vụ sức khỏe người dân...

Tin tức sáng 12-5: Đề xuất các điểm mới sửa Luật Giáo dục, có quy định miễn học phí

Thời tiết hôm nay 12-5: Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục mưa to, dông lốc

Hôm nay 12-5, thời tiết Trung Bộ và Nam Bộ có mưa to, mưa dông tập trung vào chiều tối, trong mưa có dông sét nguy hiểm.

Thời tiết hôm nay 12-5: Trung Bộ và Nam Bộ tiếp tục mưa to, dông lốc

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Chiều 11-5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao rời Nga, hướng tới Belarus cho chuyến thăm cấp nhà nước.

Sân bay Belarus rực rỡ quốc kỳ chào đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi đề xuất đầu tư tuyến nhánh đường sắt nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam.

Đề xuất làm tuyến đường sắt 900 tỉ đồng nối Dung Quất với đường sắt Bắc - Nam

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất nguồn vốn để thực hiện đường cao tốc Đà Lạt - Nha Trang trong giai đoạn 2026 - 2030.

Phó thủ tướng chỉ đạo lo nguồn vốn làm cao tốc Đà Lạt - Nha Trang

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong

Chiếc xe tải bất ngờ tông vào nhà dân ở thôn Tân Thành (xã Sơn Hội, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) khiến bé gái 1 tuổi qua đời, chị của bé bị thương.

Xe tải đang chạy bất ngờ tông sập nhà dân, bé gái 1 tuổi trong nhà tử vong
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar