28/04/2025 20:34 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cuộc chiến tại Việt Nam đã thay đổi vai trò nữ phóng viên

Sinh viên ngành báo chí có cơ hội chia sẻ những câu chuyện, tâm tư nghề nghiệp với các cựu phóng viên chiến trường quốc tế từng đưa tin ở Việt Nam.

Cuộc chiến tại Việt Nam đã thay đổi vai trò nữ phóng viên - Ảnh 1.

Các cựu phóng viên chiến trường quốc tế giao lưu với sinh viên ngành báo chí, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM - Ảnh: THANH HIỆP

Chiều 28-4, Bộ Ngoại giao phối hợp với UBND TP.HCM và Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM tổ chức chương trình giao lưu giữa đoàn cựu phóng viên chiến trường từng đưa tin ở Việt Nam, phóng viên từ một số nước trực tiếp hỗ trợ cuộc kháng chiến của Việt Nam, phóng viên kiều bào và các sinh viên ngành báo chí.

Cuộc chiến thay đổi vai trò phái nữ

Buổi giao lưu diễn ra trong không khí sôi nổi, cởi mở với hàng loạt câu hỏi, chia sẻ tâm huyết về nghề nghiệp được các bạn sinh viên mạnh dạn đặt ra cho các phóng viên kỳ cựu.

Bạn Dương Phúc Minh Nghi, sinh viên năm 1, gây ấn tượng với các phóng viên với câu hỏi dành cho bà Edith Lederer, nữ phóng viên chiến trường đầu tiên được cử đến thường trú tại Việt Nam thời chiến: "Bà có nghĩ những gì bà làm đã thay đổi cách cộng đồng báo chí nhìn nhận về vai trò của phụ nữ trong tường thuật chiến tranh?".

Cuộc chiến tại Việt Nam đã thay đổi vai trò nữ phóng viên - Ảnh 2.

Bà Edith Lederer - nữ phóng viên nước ngoài thường trú đầu tiên tại Sài Gòn thời chiến tranh - trả lời câu hỏi của sinh viên - Ảnh: THANH HIỆP

Bà Lederer khẳng định: "Tôi cho rằng việc Hãng tin AP, hiện vẫn là một trong những hãng thông tấn lớn nhất thế giới, tin là một người nữ thật sự có thể tường thuật về xung đột, đã mở đường cho rất nhiều phụ nữ Mỹ làm điều đó.

Với tôi, (chiến tranh ở) Việt Nam đã cho phép phụ nữ chứng minh mình có đủ năng lực để tường thuật chiến trận và khía cạnh con người trong xung đột, không chỉ với người Mỹ mà cả nhiều nước châu Âu khác.

Tôi đã cùng tám nữ phóng viên từng được cử đến Việt Nam trong thời chiến khác xuất bản một cuốn sách tựa đề War Torn (tạm dịch: Bị tàn phá bởi chiến tranh). Một trong số đó đã bị Khmer Đỏ bắt cóc nhưng vẫn sống sót trở về. Với tất cả nữ giới đang muốn trở thành nhà báo, hãy theo đuổi ước mơ ấy. Hãy tiếp bước và hướng đến điều đó".

Vết thương chiến tranh còn mãi

Việt Nam - Ảnh 3.

Cựu phóng viên tạp chí TIME chia sẻ tại chương trình giao lưu - Ảnh: THANH HIỆP

Khác với hầu hết phóng viên chiến trường, ông David DeVoss, cựu phóng viên tạp chí TIME, trở về từ Việt Nam với một vết thương không thể lành hoàn toàn.

Chia sẻ câu chuyện của mình với các sinh viên Việt Nam, ông DeVoss cho biết lần đầu đến Việt Nam khoảng năm 1971 - 1972.

Tháng 4-1972, khi đang tác nghiệp tại chiến trường An Lộc, khu vực gần chỗ ông đứng bị trúng đạn súng cối 72 li. Viên đạn khiến hai binh sĩ quân đội Sài Gòn đứng cạnh ông tử vong tại chỗ, còn ông bị thương nặng ở chân. Ông DeVoss nhanh chóng được đưa về Mỹ điều trị.

Năm 1973, sau khi bình phục, ông trở lại Việt Nam tiếp tục công tác. Tuy nhiên vết thương ở chân của ông chưa bao giờ hết đau hẳn. Ở tuổi 77, vết thương này vẫn không ít lần "gây khó" cho ông trong chuyến đi đến Việt Nam.

Ông tâm sự: "Khi nhớ về chuyện đó, tôi không xem đó là một trải nghiệm buồn, mà là một bài học quý giá. Điều đó chắc chắn cũng không làm tôi giảm bớt tình cảm dành cho Việt Nam".

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông DeVoss cho biết chưa bao giờ hối hận quyết định đến Việt Nam công tác.

"Tôi không đến đây chỉ để mặc quân phục. Tôi đến đây vì cuộc chiến ở Việt Nam là sự kiện lớn của thế kỷ 20. Thế chiến 1, Đại khủng hoảng, Thế chiến 2, Chiến tranh Triều Tiên, tôi đã không ở đó. Ngay khi có cơ hội, tôi chọn lên đường.

Nếu bạn quan tâm đến báo chí, nếu bạn quan tâm đến cuộc sống và con người, làm sao bạn có thể không đến Việt Nam? Vì vậy, tôi rất vui vì mình đã đến đây", nhà báo Mỹ chia sẻ.

Ông DeVoss cũng kể lại sau chiến tranh, ông đã quay lại Việt Nam, về An Lộc tìm người lính đã làm mình bị thương khi ấy. Cả hai đã kể lại câu chuyện diễn ra ngày hôm đó. Trong ký ức ông, cuộc gặp mặt dù còn nhiều gượng gạo nhưng ông không giận người lính ấy.

"Ông ấy chỉ đang làm nhiệm vụ của mình", ông tâm sự.

Sinh viên là tương lai của nền báo chí

Cuộc chiến tại Việt Nam đã thay đổi vai trò nữ phóng viên - Ảnh 5.

Cựu phóng viên Jeff Haymes chia sẻ về giá trị cốt lõi phóng viên trẻ cần nắm chắc - Ảnh: THANH HIỆP

Cũng tại buổi giao lưu, ông Jeff Haymes, cựu phóng viên Hãng tin UPI, đã chia sẻ về những giá trị cốt lõi các phóng viên trẻ cần nắm giữ trong thời đại công nghệ lên ngôi.

Ông khẳng định: "Ngày nay, các bạn có rất nhiều công cụ tuyệt vời mà khi tôi bắt đầu làm báo chí không có. Giờ đây, mọi người đưa tin không còn cần máy quay to nặng, mà chỉ cần chiếc điện thoại này. Các bạn đang làm điều đó mỗi ngày.

Các bạn chính là tương lai, là những người định hình ngành báo chí, làm cho báo chí ngày càng tốt đẹp hơn và làm cho đất nước của mình, hay bất kỳ quốc gia nào, trở nên đáng tự hào.

Hãy luôn nhớ rằng: các bạn phải mang đến những điều xuất phát từ trái tim mình và làm công việc tốt nhất có thể. Chất lượng công việc chính là thước đo đánh giá các bạn và công việc của các bạn lúc nào cũng phải thật xuất sắc".

Lời xin lỗi bằng tiếng Việt của cựu phóng viên chiến trường Mỹ

Hơn 50 cựu phóng viên chiến trường trong và ngoài nước tề tựu về TP.HCM cùng ôn lại những câu chuyện tác nghiệp trong thời kỳ trước năm 1975.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump: Nga và Ukraine sẽ sớm trao đổi tù binh quy mô lớn

Ông Trump chúc mừng và thông báo Nga và Ukraine đã hoàn tất thỏa thuận trao đổi tù binh, khẳng định việc này sẽ sớm được thực hiện.

Ông Trump: Nga và Ukraine sẽ sớm trao đổi tù binh quy mô lớn

Nam Phi nỗ lực cứu gần 300 công nhân mắc kẹt trong mỏ vàng

Vụ việc xảy ra gần thành phố Johannesburg của Nam Phi, quốc gia có một số mỏ vàng sâu nhất và lâu đời nhất thế giới.

Nam Phi nỗ lực cứu gần 300 công nhân mắc kẹt trong mỏ vàng

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Tổng thống Philippines bất ngờ cải tổ nội các, thay ngoại trưởng

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr sẽ giữ lại các bộ trưởng phụ trách thương mại, tài chính, ngân sách và kinh tế, nhưng sẽ thay ngoại trưởng trong cuộc cải tổ nội các của ông.

Tổng thống Philippines bất ngờ cải tổ nội các, thay ngoại trưởng

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Hôm 23-5, Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Shinjiro Koizumi cam kết sẽ sớm đưa gạo giá rẻ từ kho dự trữ quốc gia ra thị trường, nhằm ngăn người dân chuyển sang tiêu thụ gạo nhập khẩu.

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar