04/08/2014 10:05 GMT+7

Cuộc chiến chống HIV/AIDS: đã nhìn thấy màu hồng?

HẢI MINH
HẢI MINH

TT - Hội nghị thế giới về HIV/AIDS lớn nhất vừa kết thúc ở Melbourne (Úc). Rất nhiều nhà khoa học bày tỏ sự lạc quan về mục tiêu khống chế đại dịch vào năm 2030.

Hội nghị HIV/AIDS được tổ chức tại Melbourne, Úc - Ảnh: Reuters

Nhưng những người lạc quan tin rằng sự kết hợp của các công cụ sẵn có, đặc biệt là các loại thuốc kháng virút (ARV) đang giúp 13 triệu người tiếp tục sống sót, có thể đủ để ngăn virút thế kỷ lây lan. Các nhà dịch tễ học tin rằng có thể đạt được mức Ro<1, tức là mỗi người bị nhiễm HIV trong cuộc đời mình sẽ lây nhiễm cho trung bình dưới một người khác.

Theo UNAIDS, 1,5 triệu người đã thiệt mạng vì căn bệnh này trong năm 2013, so với mức đỉnh 2,4 triệu người năm 2005. Tỉ lệ nhiễm mới cũng đã giảm nhanh, tức mức đỉnh gần 3,8 triệu người vào năm 1998 xuống còn hơn 2 triệu trong năm 2013.

Mục tiêu cho năm 2030 là tham vọng nhưng không hề huyễn hoặc. Tại hội nghị Melbourne, ông Salim Abdool Karim - giám đốc Trung tâm chương trình nghiên cứu AIDS ở Nam Phi - cho biết hiện có rất nhiều biện pháp để ngăn HIV lây lan. Bao cao su, các loại thuốc, cắt bao quy đầu, những lời tư vấn... đều là những vũ khí hữu hiệu. Thuốc ARV cũng giúp giảm lượng virút trong cơ thể người nhiễm và qua đó ngăn ngừa nguy cơ lây lan.

Nhiều loại thuốc mang tính ngăn ngừa cũng đã xuất hiện dù còn ở dạng nghiên cứu như Travuda. Nghiên cứu của giáo sư Robert Grant thuộc ĐH California (Mỹ) cho thấy Travuda giảm rủi ro lây nhiễm khoảng 90% và quan trọng hơn, không cần phải ngày nào cũng uống thuốc, bốn lần một tuần là đủ.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính việc sử dụng rộng rãi những loại thuốc như Travuda trong những người đồng tính có thể giúp giảm 1 triệu ca nhiễm mới trong vòng một thập kỷ nữa.

Một vấn đề là giá thuốc Travuda hiện giờ rất đắt (khoảng 1.300USD cho một tháng sử dụng). Tiền bạc là nỗi lo chính với các chiến dịch phòng chống AIDS trên toàn cầu. Các thống kê của Liên Hiệp Quốc cho thấy chi tiêu cho phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS hiện khoảng 19 tỉ USD mỗi năm sẽ không tăng thêm trong những năm tới.

“Phân vùng” là một từ khóa quan trọng trong cuộc chiến với AIDS trong tương lai. Trước hết là phân vùng địa lý, theo một báo cáo trên tạp chí y khoa Lancet. Một nghiên cứu ở Kenya trong 15 năm cho thấy nếu tập trung vào những vùng có tỉ lệ nhiễm cao nhất, số ca nhiễm mới sẽ giảm 100.000 mà không cần tăng thêm chi phí.

Phân vùng đối tượng cũng rất quan trọng, với các nhóm chính là người đồng tính, nghiện ma túy và gái bán dâm. Cũng theo Lancet, việc hợp pháp hóa mại dâm và thúc đẩy các biện pháp tình dục an toàn có thể giúp giảm 1/3 ca nhiễm mới giữa gái bán dâm và khách mua dâm.

HẢI MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Một thông tin lan truyền trên mạng nói rằng bạn sẽ phải ăn 6 quả táo Mỹ mới thu được lượng dưỡng chất tương đương 1 quả táo Ý.

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

“Bác sĩ ơi, cứu em với!, tiếng kêu cứu giữa đêm của người phụ nữ với hơn 60 lần phẫu thuật và đùi bị hoại tử do tiêm filler. Một ca đại phẫu sinh tử kéo dài suốt 5 giờ đồng hồ để cứu bệnh nhân.

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Fentanyl là loại thuốc giảm đau tổng hợp nhóm opioid mạnh hơn morphine 100 lần, đồng thời cũng là loại ma túy mạnh hơn heroin tới 50 lần.

'Sát thủ thầm lặng' Fentanyl: Kỳ 1: Thuốc giảm đau thành thuốc độc hủy hoại người trẻ

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar