17/09/2016 19:15 GMT+7

Cùng nhau tỏa sáng: xem tiểu phẩm nghề bịt mắt phóng dao

HẢI TRUNG
HẢI TRUNG

TTO - Tại chương trình Cùng nhau tỏa sáng chủ đề Chuyện hậu trường đêm 16-9, tiểu phẩm của đội Chanh Thần nói về một gia đình sống bằng nghề sơn đông mãi võ.

Phạm Yến bị đổ máu khi cô dùng dao thật thay vì đạo cụ để biểu diễn. Dù máu chảy khá nhiều nhưng nữ diễn viên vẫn nén đau để hoàn thành tiểu phẩm, đến mức không ai biết là cô bị thương... - Ảnh: KV

Tiểu phẩm của đội Chanh Thần nói về một gia đình sống bằng nghề sơn đông mãi võ. Không chịu được cảnh ngày ngày bị người chồng (Mai Quốc Việt) bịt mắt phóng dao trúng tay để bán thuốc, người vợ (Quỳnh Chi) bỏ đi vì không thể tiếp tục sống trong sợ hãi mỗi khi làm bia cho chồng phóng dao.

Sau 7 năm, cô con gái (Phạm Yến) lớn lên và tiếp tục nối nghề của cha. Trong một lần biểu diễn, cô năn nỉ cha thực hiện lại độc chiêu bịt mắt phóng dao và dùng mình làm bia đỡ. Tuy nhiên, người cha không muốn con gái gặp nguy hiểm nên muốn tìm một người khác xung phong... 

Mặc dù gây nhiều tranh cãi giữa ban giám khảo nhưng cuối cùng tiết mục của đội Chanh Thần vẫn giành được chiến thắng đầu tiên.

>> Video clip tiết mục Tìm về

Trong tiểu phẩm Tuổi nổi loạn, Lý Bình vào vai nhạc công trong một nhóm nhạc. Vì bị chủ quán bar ức hiếp khi yêu cầu nhóm chơi duy nhất một bài hát từ năm này đến năm khác nên Lý Bình quyết định “nổi loạn”. Anh cùng với Phương TiTi và Phạm Chí Thành thể hiện một màn trình diễn khác, kết hợp giữa ca hát và nhảy múa theo ý của mình, bất chấp việc bị gã quản lý đuổi khỏi quán bar. 

>> Ba thành viên À Há thể hiện tiết mục khác

Đội Tắc Kè tái hiện lại một bi kịch xuất hiện rất nhiều trong cuộc đời của những người nghệ sĩ mà điển hình là kép Tư Bền, thông qua tiểu phẩm Duyên kiếp cầm ca. Tiểu phẩm nói về nghệ sĩ cải lương Hà My (My Trần), con gái của ông bầu Nghĩa vừa chập chững vào nghề thì đoàn hát của cha tan rã. Sau đó cô may mắn nhận được vai diễn lớn đầu tiên trên sân khấu. Dù đang bệnh nhưng người cha vẫn lặn lội đến xem cô biểu diễn. Tuy nhiên, trong lúc Hà My đang biểu diễn thì người cha lại trở bệnh khiến cô bỏ vai chạy xuống sân khấu.

>> Video clip tiểu phẩm Duyên kiếp cầm ca

Đối thủ của Tắc Kè là đội Cá Biệt với tiểu phẩm mang đến câu chuyện thực trạng tan rã của nhiều nhóm nhạc sau khi giành được một vài thành công nhất định. Tiểu phẩm là câu chuyện về 3 người bạn trẻ trong một nhóm nhạc đường phố. Hàng ngày họ kéo loa đến các quán nhậu vừa hát vừa bán đĩa nhạc. 

>> Trích đoạn phần biểu diễn vui nhộn của Cá Biệt

HẢI TRUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar