24/02/2018 20:23 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng

NGỌC DIỆP - Ảnh: VIỆT DŨNG, NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP - Ảnh: VIỆT DŨNG, NGỌC DIỆP

TTO - Đội con đĩ đánh bồng đi đến đâu là có tiếng cười đến đó. Những chàng trai giả gái, môi son má phấn rất được người dân yêu mến.

Hội làng Triều Khúc (quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã chính thức khai hội lúc 14h ngày 24-2. Đây là lễ hội tưởng nhớ vị Thành hoàng là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (770 - 798).

Làng Triều Khúc vào thế kỷ thứ 8 chính là nơi vua Phùng Hưng tập kết nghĩa sĩ bao vây đạo quân nhà Đường đóng tại Tống Bình - Đại La.

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 1.

Đoàn rước vua Phùng Hưng từ đình thờ Sắc, đưa ngài về đại đình Triều Khúc - Ảnh: VIỆT DŨNG

Thời gian này ngài đã cho binh lính giả trang thành nữ, múa trống bồng động viên tinh thần binh sĩ.

Sau này, để tưởng nhớ công ơn của vua Phùng Hưng, hàng năm dân làng Triều Khúc mở hội từ mùng 9 đến 12 tháng giêng âm lịch. Trong lễ hội này không thể thiếu màn con đĩ đánh bồng.

Chiều mùng 9 tháng giêng, làng đã tổ chức rước kiệu từ đại đình Triều Khúc đến rước Đại Vương ở đình thờ Sắc. Đoàn rước đã đi một vòng quanh ao chùa Triều Khúc, đưa Đại Vương về tới đại đình.

Phía trước đoàn rước có một đoàn múa sênh tiền do các thiếu nữ múa và đội múa bồng của các nam nhân giả gái (hay còn gọi là con đĩ đánh bồng).

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 2.

Đội múa sênh tiền đi trước đoàn rước - Ảnh: VIỆT DŨNG

Điệu múa bồng của người làng Triều Khúc thể hiện tràn đầy năng lượng. Động tác của người múa vừa mềm dẻo vừa mạnh mẽ, ai trong đội múa cũng tươi cười. Đội múa bồng đi tới đâu là đem niềm vui tới đó cho mọi người.

Vào ngày này nhiều gia đình bày đồ lễ trước cửa nhà, thắp hương đợi đoàn rước đi qua để bày tỏ lòng thành với Bố Cái Đại Vương và nghĩa quân của ngài.

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 3.

Đội múa con đĩ đánh bồng luôn thu hút sự chú ý của người đi hội - Ảnh: VIỆT DŨNG

Người dân ở đây kiêng nói từ "bố" trong những ngày này vì sợ phạm húy. Vào ngày rước kiệu, tất cả mọi người sẽ xuống tầng 1 của nhà mình vì tin rằng không ai được đứng cao hơn kiệu của ngài.

Khi người làng nhìn thấy một thanh niên đứng ngoài bancông tầng 3 của một ngôi nhà nơi đoàn rước sắp qua, đã vội nhắn ngay cho người thanh niên đi xuống vì sợ anh này sẽ bị "ngài phạt".

Đô thị hóa đã khiến làng Triều Khúc chật hẹp hơn, khiến những người dẫn đường cho đoàn rước phải vất vả dẹp đường.

Nhưng người dân làng đều rất có ý thức nhường đường cho đoàn rước. Trong ngày này dễ nhận thấy những cử chỉ đẹp của dân làng Triều Khúc. Nhiều người đã chuẩn bị sẵn nước mời đoàn rước và những cụ già đi theo đoàn rước.

Hội làng sẽ kéo dài hết ngày 12 âm lịch (27-2):

Một số hình ảnh tại hội làng Triều Khúc

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 4.

Những người già đều thành kính vái khi kiệu ngài đi qua - Ảnh: VIỆT DŨNG

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 5.

Các cụ ông của làng đi sau đoàn rước - Ảnh: VIỆT DŨNG

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 6.

Người gánh lư hương thơm theo đoàn rước - Ảnh: VIỆT DŨNG

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 7.

Ảnh: VIỆT DŨNG

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 8.

Người dân mang nước mời các cụ già - Ảnh: NGỌC DIỆP

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 9.

Nhiều gia đình dâng lễ bày tỏ lòng thành kính với vua Phùng Hưng - Ảnh: NGỌC DIỆP

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 10.

Một cụ già đem khay trầu mời mọi người - Ảnh: NGỌC DIỆP

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 11.

Người dân quây quanh ao chùa đợi đoàn rước đi qua - Ảnh: NGỌC DIỆP

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 12.

Những đứa trẻ rất tò mò khi đoàn rước đi qua - Ảnh: NGỌC DIỆP

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 13.

Rước vua Phùng Hưng về đại đình - Ảnh: NGỌC DIỆP

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 14.

Do đô thị hóa nên đường làng có rất nhiều dây điện - Ảnh: NGỌC DIỆP

Cực vui đi hội làng Triều Khúc xem con đĩ đánh bồng - Ảnh 15.

Nên trước đoàn rước có bốn người đàn ông dùng sào nâng dây điện để đoàn rước đi qua - Ảnh: NGỌC DIỆP

NGỌC DIỆP - Ảnh: VIỆT DŨNG, NGỌC DIỆP

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar