05/02/2017 18:30 GMT+7

​Về Triều Khúc xem “Con đĩ đánh Bồng”

HỒNG LINH
HỒNG LINH

TTO - Về hội làng Triều Khúc (H.Thanh Trì, Hà Nội) diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng hàng năm với nhiều hoạt động văn hóa dân gian độc đáo, đặc biệt là điệu múa cổ “Con đĩ đánh Bồng”.

Múa Bồng khó nhất là biểu cảm của ánh mắt. Ánh mắt sao cho phải thật đong đưa - Ảnh: Nam Trần

Lễ hội mở đầu bằng nghi lễ rước kiệu diễn ra long trọng trong sự thành kính của người dân làng Triều Khúc. Tiếp đến là những điệu múa lân, múa rồng của các trai thanh trong làng, đặc biệt nhất là màn múa “Con đĩ đánh Bồng” của các chàng trai giả gái.

Hội làng Triều Khúc bắt nguồn từ tích kể lại khi Bố Cái đại vương Phùng Hưng khởi nghĩa đánh đuổi giặc Đường, mỗi khi thắng trận để tổ chức ăn mừng chiến thắng và khích lệ tinh thần của nghĩa quân, ông cho trai tráng là binh sĩ đóng giả gái đeo trống nhỏ để múa hát và điệu múa trống Bồng bắt nguồn từ đó.

Những chàng trai múa đánh Bồng được tuyển chọn kỹ lưỡng, và phải là dân của làng. Sau đó đội múa được tập luyện cùng ban nhạc tại câu lạc bộ múa Bồng vào những ngày trước hội.

Các chàng trai sẽ được trang điểm sao cho giống con gái trong bộ quần áo mớ ba mớ bảy với má phấn, môi son, khăn đỏ mỏ quạ.

Các “con đĩ” sẽ vừa đi vừa nhún nhảy, miệng cười tươi, ánh mắt đong đưa, tay vỗ trống bồng theo âm thanh vang dội, tưng bừng của dàn trống cái, chũm chọe và tù. Tất cả, khiến mọi người xung quanh bị cuốn hút đến kì lạ.

Chị Kiên, 44 tuổi - năm nào cũng xem múa Bồng cho biết, chị rất thích điệu múa cổ này của làng, ai xem cũng cảm thấy vui khi đặc biệt điệu múa được thể hiện bởi những chàng trai.

Chị hy vọng hội làng nói chung cũng như điệu múa “Con đĩ đánh Bồng” sẽ ngày càng được các thế hệ sau yêu thích, đặc biệt là người trẻ.

Năm nay, hội làng Triều Khúc diễn ra vào đúng ngày cuối tuần nên lượng người dân và du khách đến thăm hội tăng đáng kể.

Mở đầu hội phần rước long bào - triều phục của Hoàng đế Phùng Hưng từ đình Sắc về đình Lớn để bắt đầu cuộc tế - Ảnh: Nam Trần
Một em bé thích thú khi chơi với các nhân vật dân gian - Ảnh: Nam Trần
Chí Hiếu, 15 tuổi, năm nay là năm thứ 3 em tham dự múa Bồng. Em cho biết năm đầu tiên đóng giả gái thấy rất ngượng nhưng sang năm nay thì đã cảm thấy thích thú khi được tuyển chọn vào hội múa - Ảnh: Nam Trần
Anh Hoàng, 42 tuổi, đã có hơn 10 năm múa Bồng nở nụ cười tươi trước khi hội bắt đầu - Ảnh: Nam Trần
Các “con đĩ đánh Bồng” được bận những bộ mớ ba, mớ bảy và khăn mỏ quạ sặc sỡ màu sắc - Ảnh: Nam Trần
Những chàng trai giả gái vừa nhún nhảy vừa vỗ trống Bồng đeo trước bụng một cách nhí nhảnh, trông vui mắt và hài hước - Ảnh: Nam Trần
Những điệu múa uyển chuyển, ánh mắt đong đưa theo nhịp trống của các “con đĩ đánh Bồng” - Ảnh: Nam Trần
Những điệu múa uyển chuyển, ánh mắt đong đưa theo nhịp trống của các “con đĩ đánh Bồng” - Ảnh: Nam Trần
Những điệu múa uyển chuyển, ánh mắt đong đưa theo nhịp trống của các “con đĩ đánh Bồng” - Ảnh: Nam Trần
Nụ cười tươi của một chàng trai tham gia múa Bồng - Ảnh: Nam Trần
Các chàng trai nhận được là sự cổ vũ, thích thú và những tràng vỗ tay của người dân và du khách đến hội - Ảnh: Nam Trần
HỒNG LINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar