25/03/2020 08:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

COVID-19 sẽ tăng cấp số nhân nếu không hạn chế tiếp xúc

L.ANH
L.ANH

TTO - Mô hình phát triển số mắc COVID-19 đang được một số bác sĩ tính toán cho thấy: nếu không hạn chế đi lại, tiếp xúc, từ 1 người bệnh sau 5 ngày sẽ lây thành 2,5 người nhiễm, lây tiếp theo cấp số nhân sau 30 ngày sẽ thành 406 người nhiễm.

COVID-19 sẽ tăng cấp số nhân nếu không hạn chế tiếp xúc - Ảnh 1.

Xét nghiệm COVID-19 tại phòng xét nghiệm thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Cần Thơ - Ảnh: T.LŨY

Nếu 50% người dân hạn chế đi lại, tiếp xúc, từ 1 người nhiễm sau 5 ngày chỉ phát triển lên 1,25 người nhiễm, sau 30 ngày có 15 người nhiễm. Nếu 75% người dân hạn chế đi lại, tiếp xúc, sau 30 ngày chỉ có 3 người nhiễm từ 1 người ban đầu.

Nói về mô hình này, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Trần Đắc Phu cho biết ông chưa tính toán về mức độ lây lan vì còn tính tùy theo khu vực tiếp xúc có biện pháp phòng hộ hay không, nhưng chắc chắn nếu không hạn chế tiếp xúc trong mùa dịch, tốc độ lây lan sẽ theo cấp số nhân, đặc biệt là ở các cuộc hội họp, tiệc... có tiếp xúc gần dưới 1m.

"Các ca lây nhiễm gần đây cho thấy lây lan đều do tiếp xúc mà không có bảo hộ, như trường hợp nhân viên siêu thị điện máy ở Đà Nẵng chỉ tiếp xúc với bệnh nhân người Anh trong 20 phút và không đeo khẩu trang đúng quy cách là lây nhiễm ngay" - ông Phu nhận xét.

Truy tìm mầm bệnh ngoài cộng đồng

Một chuyên gia khác của ngành y tế đã đưa ra hướng dẫn hạn chế tiếp xúc "đứng yên khi Tổ quốc cần" từ cách đây khoảng 3 tuần. Chuyên gia này cho rằng kiểm soát tần suất tiếp xúc là quan trọng trong giai đoạn bệnh nhân "vẫn giới hạn trong một số cụm" như tình huống Việt Nam hiện nay. 

Theo thông báo của Bộ Y tế, tính đến 24-3, Việt Nam ghi nhận 134 ca mắc, đứng thứ 79 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ có bệnh nhân và phần lớn bệnh nhân Việt Nam từ nước ngoài về.

Trong số 24 chuyến bay với 4.000 hành khách có khách mắc COVID-19, chỉ còn gần 100 người là cơ quan y tế chưa tiếp cận được, tức là mầm bệnh ngoài cộng đồng đã được tìm và cách ly đại đa số; nếu nghiêm túc thực hiện hạn chế tiếp xúc trong 2 tuần tới như yêu cầu của Chính phủ, nguy cơ lây lan sẽ giảm, cơ quan chức năng có thời gian tìm được và cách ly những người có nguy cơ ngoài cộng đồng.

Phòng hộ cá nhân rất quan trọng

Trong giai đoạn này cần làm gì? Ông Phu cho biết nhiều quốc gia đã ban hành chính sách cấm ra ngoài đường nếu không có việc cần thiết như đi làm, đi siêu thị hoặc mua thuốc, đi bệnh viện... Ở Việt Nam, hiện chúng ta có khuyến cáo hạn chế tiếp xúc, ở nhà nhiều nhất có thể và làm việc, hội họp trực tuyến, tuy nhiên chưa bị cấm ra ngoài đường. 

Ông Phu hướng dẫn khi có việc cần ra ngoài nên thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân: đeo khẩu trang, rửa tay sạch, và nên đứng, ngồi cách nhau tối thiểu 2m để phòng bệnh hiệu quả.

"Hội họp cũng cần tổ chức ghế theo vòng, có nhiều vòng, các ghế song song cách nhau 2m" - ông Phu nói. 

Bên cạnh đó, ông Phu cũng cho rằng người dân cần sớm khai báo tờ khai sức khỏe; những người có ho, sốt được thăm khám tại nhà, lấy mẫu xét nghiệm ngay như mô hình hiện nay ở Quảng Ninh; sàng lọc rộng hơn sẽ phát hiện sớm hơn và từ đó giúp dập dịch tốt hơn.

Số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu vượt mốc 200.000

TTO - Theo số liệu của Bệnh viện John Hopkins (Mỹ) ngày 18-3, số ca nhiễm bệnh do virus corona chủng mới (COVID-19) đã lần đầu vượt mốc 200.000.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar