11/12/2020 15:05 GMT+7

COVID-19 khiến năm 2020 giảm kỷ lục lượng khí CO2

LÊ CHUNG
LÊ CHUNG

TTO - Trong báo cáo mới nhất của Dự án carbon toàn cầu (GCP), ước tính tổng lượng phát thải khí CO2 trong năm 2020 sẽ giảm 2,4 tỉ tấn so với năm 2019, tương đương mức giảm kỷ lục 7%.

COVID-19 khiến năm 2020 giảm kỷ lục lượng khí CO2 - Ảnh 1.

Đại dịch COVID-19 đã khiến năm 2020 đạt kỷ lục về mức giảm phát thải khí carbonic - Ảnh: REUTERS

Đây là báo cáo thường niên nhiều lần được trình bày tại các cuộc đàm phán về vấn đề khí hậu của Liên Hiệp Quốc, tuy nhiên năm nay đã bị hoãn tổ chức bởi ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Theo trang Carbon Brief, các nhà nghiên cứu đánh giá đây là mức giảm lớn nhất từng ghi nhận được. Lượng phát thải khí carbonic (CO2) đã giảm đáng kể ở các quốc gia và khu vực phát thải nhiều nhất thế giới, cụ thể Mỹ giảm 12%, Liên minh châu Âu (EU) giảm 11%, Ấn Độ giảm 9%.

Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ đạt mức giảm 1,7%. Nguyên nhân là do Bắc Kinh nỗ lực phục hồi kinh tế trong năm 2020.

Tuy mức giảm phát thải trong một năm không phản ánh tốc độ nóng lên toàn cầu nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một "cơ hội độc nhất" để gìn giữ việc cắt giảm phát thải lâu dài, thông qua chiến lược phục hồi kinh tế "cam kết khắc phục biến đổi khí hậu".

Nghiên cứu của GCP nhấn mạnh những tác động từ đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế toàn cầu. Mức giảm phát thải tính trong năm 2020 đã chạm đỉnh vào nửa đầu tháng 4.

Đây là thời điểm mà các biện pháp phong tỏa được áp đặt toàn diện tại châu Âu và Mỹ. Theo báo cáo, lúc này mức phát thải CO2 mỗi ngày thấp hơn 17% so với mức trung bình năm 2019.

Và tính trên cả năm ước tính lượng khí CO2 từ nhiên liệu hóa thạch và công nghiệp sẽ giảm 2,4 tỉ tấn so với năm 2019, tương đương với mức giảm 7% "chưa từng thấy".

Phát thải từ hoạt động giao thông vận tải giảm nhiều nhất dưới sự tác động của đại dịch COVID-19. Vào đỉnh điểm làn sóng đại dịch hồi tháng 4-2020, lượng khí thải từ ô tô đã giảm đi khoảng một nửa.

Tính đến tháng 12-2020, lượng CO2 từ phương tiện đường bộ giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái, cùng với mức giảm "khủng" 40% của hoạt động hàng không.

Các ngành công nghiệp vốn chiếm 22% tổng lượng khí thải toàn cầu, năm 2020 cũng đã giảm mạnh 30% tại các quốc gia áp dụng biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt nhất.

Nhìn chung, tốc độ tăng phát thải khí CO2 toàn cầu đã chậm lại, tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo chưa thể đánh giá được tốc độ tăng trở lại trong năm 2021 trở đi, khi tình hình đại dịch ít căng thẳng hơn.

Xu hướng phát thải dài hạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược phục hồi kinh tế hậu COVID-19 của từng quốc gia và khu vực.

Kết hợp với ảnh hưởng từ việc thay đổi mục đích sử dụng đất, lượng CO2 phát thải năm 2020 được ước tính sẽ chạm mức 40 tỉ tấn, vẫn là một con số đáng kể trong "ngân sách carbon" trên Trái đất. Điều này sẽ đưa mức trung bình năm về CO2 trong khí quyển tăng cao hơn 48% so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Để đạt mục tiêu của Thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu, thế giới cần cắt giảm lượng khí thải từ 1-2 tỉ tấn mỗi năm trong thập kỷ này.

Trong tuần này, Liên Hiệp Quốc cũng cảnh báo lượng khí thải năm 2020 giảm kỷ lục sẽ không tác động nhiều đến xu hướng nóng lên toàn cầu, nếu con người không chuyển dần sang sử dụng năng lượng xanh, tái tạo.

Nghiên cứu mới giúp cắt giảm phát thải carbon vừa dễ vừa rẻ

TTO - Các nhà nghiên cứu tại Viện Tiêu chuẩn và kỹ thuật quốc gia (NIST) đã tạo ra một phương pháp có tiềm năng giảm phát thải khí carbonic (CO2) từ các nhà máy và cắt bớt chi phí sản xuất hóa chất.

LÊ CHUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Với hơn 1.000 tài khoản đăng ký tham gia, cuộc thi được kỳ vọng sẽ kết nối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới của TP.HCM.

Tìm kiếm ý tưởng fintech táo bạo của sinh viên cả nước

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar