27/11/2024 20:10 GMT+7

Công tố viên ICC xin lệnh bắt thống tướng quyền lực của Myanmar

Công tố viên Tòa án hình sự quốc tế (ICC) đang xin phát lệnh bắt người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar Min Aung Hlaing, với các cáo buộc tội ác chống lại loài người.

Sau Thủ tướng Israel, công tố viên ICC nhắm tới vị thống tướng quyền lực của Myanmar - Ảnh 1.

Tướng Min Aung Hlaing, người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar - Ảnh: REUTERS

Ngày 27-11, Hãng tin Reuters dẫn thông báo từ văn phòng công tố viên ICC, ông Karim Ahmad Khan, cho biết sẽ xin lệnh bắt giữ người đứng đầu chính quyền quân sự Myanmar, thống tướng Min Aung Hlaing.

"Đây là đơn xin lệnh bắt giữ đầu tiên đối với một quan chức chính phủ cấp cao của Myanmar mà văn phòng của tôi nộp. Sẽ có thêm nhiều đơn nữa", ông Karim Ahmad Khan nhấn mạnh.

Văn phòng công tố ICC cũng giải thích thêm rằng họ đang tìm kiếm lệnh bắt giữ tướng Min Aung Hlaing sau các cuộc điều tra mở rộng, độc lập và công bằng. Vị thống tướng 68 tuổi bị cáo buộc gây ra các tội ác chống lại loài người khi đàn áp người Rohingya, một nhóm thiểu số theo Hồi giáo tại quốc gia có đông tín đồ Phật giáo.

Một hội đồng gồm ba thẩm phán sẽ quyết định liệu "có căn cứ hợp lý" để tin rằng tướng Min Aung Hlaing phải chịu trách nhiệm hình sự cho việc trục xuất và đàn áp người Rohingya ở Myanmar và Bangladesh hay không.

Không có khung thời gian cụ thể để các thẩm phán ra quyết định, nhưng thông thường sẽ mất khoảng ba tháng để ra phán quyết phát lệnh bắt giữ.

Các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc trước đó cho rằng cảnh sát và dân thường Myanmar theo đạo Phật đã san bằng hàng trăm ngôi làng của người Rohingya ở bang Rakhine. Các vụ giết người, hãm hiếp cũng đã xảy ra.

Myanmar đã phủ nhận các cáo buộc, cho rằng lực lượng an ninh đang thực hiện các hoạt động hợp pháp chống lại các tay súng nổi loạn đã tấn công các đồn cảnh sát.

Một phát ngôn viên của chính quyền quân sự cầm quyền Myanmar không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận từ Reuters, sau thông báo của Văn phòng công tố viên ICC.

ICC đã điều tra các tội ác chống lại người Rohingya trong gần 5 năm.

Cuộc điều tra đã bị cản trở, khi họ không được tiếp cận Myanmar sau khi đất nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn vì cuộc binh biến lật đổ bà Aung San Suu Kyi năm 2021.

Sau cuộc đảo chính này, tướng Min Aung Hlaing đã lên nắm quyền với cương vị chủ tịch Hội đồng hành chính quốc gia Myanmar.

Thẩm quyền của ICC trong vụ việc tại Myanmar

Động thái của công tố viên ICC diễn ra trong bối cảnh văn phòng của ông phải đối mặt với phản ứng chính trị dữ dội từ Mỹ và một số nước khác, sau khi ICC phát lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant.

Myanmar không phải là thành viên của ICC, nhưng trong các phán quyết năm 2018 và 2019, các thẩm phán cho biết tòa án có thẩm quyền đối với các tội ác xuyên biên giới bị cáo buộc diễn ra một phần tại Bangladesh, một thành viên của ICC.

Lãnh đạo EU: Các nước thành viên phải thực thi lệnh bắt lãnh đạo Israel và Hamas của ICC

Ông Borrell cho rằng ông có quyền chỉ trích Israel mà không bị buộc tội 'bài Do Thái', khẳng định các nước EU có nghĩa vụ thực hiện quyết định của tòa ICC.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ảnh ghép ông Obama cúi đầu trước Đại giáo chủ Khamenei lan truyền trên mạng

Hình ảnh ông Obama cúi đầu trước Lãnh tụ tối cao Iran lan truyền để so sánh với chính sách hiện tại, nhưng AFP xác minh đây là ảnh giả.

Ảnh ghép ông Obama cúi đầu trước Đại giáo chủ Khamenei lan truyền trên mạng

Ông Trump đến thăm 'nhà tù cá sấu'

Ngày 1-7, ông Trump thăm trung tâm giam giữ người nhập cư mới ở Florida và đùa rằng cá sấu ở đây "sẽ làm quản ngục".

Ông Trump đến thăm 'nhà tù cá sấu'

Sàn Shein và Temu của Trung Quốc sụt mạnh tại Mỹ, lấn tới ở châu Âu

Bị siết tại Mỹ, Temu và Shein mất triệu người dùng, nhưng lại tăng mạnh ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha.

Sàn Shein và Temu của Trung Quốc sụt mạnh tại Mỹ, lấn tới ở châu Âu

Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Hãng tin AFP xác minh các video lan truyền nói Iran di dời cơ sở hạt nhân trước vụ Mỹ không kích là giả, do AI tạo ra.

Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Video lan truyền trên TikTok gây xôn xao vì nói Mỹ ban hành luật cho phép nhập cư trên 7 năm được xin thẻ xanh nhanh chóng.

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Ông Hun Manet: Campuchia không can thiệp nội bộ nước khác

Thủ tướng Campuchia khẳng định nước này không can thiệp và đang chờ đối thoại với Thái Lan để giải quyết vấn đề biên giới.

Ông Hun Manet: Campuchia không can thiệp nội bộ nước khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar