05/09/2024 00:09 GMT+7

ICC chịu áp lực từ Mỹ, nhiều quan chức bị đe dọa

Chia sẻ với báo chí Nhật Bản, công tố viên Karim Khan của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) cho biết tòa này đang phải chịu nhiều áp lực, đồng thời kêu gọi Nhật Bản hợp tác để tác động lên Mỹ.

ICC chịu áp lực từ Mỹ, nhiều quan chức bị đe dọa - Ảnh 1.

Công tố viên Karim Khan của Tòa án hình sự quốc tế (ICC) - Ảnh: ICC

Trả lời phỏng vấn báo Yomiuri (Nhật Bản), ông Karim Khan, người đứng đầu Văn phòng công tố của Tòa án hình sự quốc tế (ICC), bày tỏ lo ngại về các áp lực lên tòa từ Mỹ liên quan đến việc điều tra các cuộc tấn công của Israel tại Dải Gaza, cũng như nhiều thành viên của tòa bị những người ủng hộ Nga và Israel đe dọa.

Theo đó, tháng 5-2024, Văn phòng công tố đã xin lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và một quan chức Israel khác với cáo buộc gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza.

Trong khi đó, đồng minh Mỹ của Israel không phải là thành viên của ICC. 

Tháng 6, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật với đa số phiếu nhằm áp đặt lệnh trừng phạt lên các quan chức của tòa này. Dự luật sẽ trở thành luật khi được Thượng viện Mỹ thông qua và được Tổng thống Mỹ ký.

Liên quan đến chiến sự Ukraine, tháng 3-2023, ICC đã phát lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimor Putin và ủy viên về quyền trẻ em Liên bang Nga - bà Maria Lvova-Belova, với cáo buộc "có thể liên quan tội ác chiến tranh" khi đưa trẻ em từ các khu vực bị chiếm đóng của Ukraine sang Nga một cách bất hợp pháp.

ICC đã gây áp lực lên Mông Cổ - một quốc gia thành viên - phải bắt giữ ông Putin khi ông đến thăm Mông Cổ ngày 2-9. Tuy nhiên, Mông Cổ đã chào đón nhà lãnh đạo Nga bất chấp yêu cầu.

Trong cuộc phỏng vấn cùng ngày, ông Khan cũng cho biết nhiều quan chức ICC đang phải chịu nhiều lời đe dọa từ những người ủng hộ Nga và Israel.

Theo ông Khan, các kiểu tấn công hay đe dọa này đang hủy hoại và làm xói mòn một thể chế pháp lý đã được xây dựng từ Thế chiến thứ 2, và điều này có khả năng là sự kết thúc đối với Tòa án Hình sự quốc tế.

Ông Khan gọi ICC là "đứa con của Nhật Bản" - một trong những nước tài trợ lớn nhất cho ICC, đồng thời kêu gọi Nhật Bản hợp tác trong việc tác động đến Mỹ.

Lệnh bắt của ICC không có nhiều giá trị

Tòa án hình sự quốc tế (ICC), Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) đều đã kêu gọi Mông Cổ bắt giữ Tổng thống Nga Putin. Mặc dù Mông Cổ là thành viên ICC, quốc gia châu Á này đã không làm như vậy, khiến EU phải ra tuyên bố "lấy làm tiếc".

Đã có nhiều ý kiến nói rằng Mông Cổ có thể bị ICC truy cứu vì không tuân thủ nghĩa vụ. Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Tamás Hoffmann của Viện Nghiên cứu pháp lý (TILS), cùng lắm Ulaanbaatar sẽ bị lên án chứ không đối diện hậu quả gì thực sự nghiêm trọng.

Năm 2015, Nam Phi đã không bắt tổng thống Sudan Omar al-Bashir theo yêu cầu của ICC nhưng cũng không bị ICC đưa lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Mông Cổ giải thích lý do không bắt ông Putin theo lệnh tòa ICC

Chính phủ Mông Cổ cho biết sự sống còn của nước này phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu từ Nga. Đây là một phần lý do khiến họ không thể 'còng tay' ông Putin theo lệnh của Tòa án hình sự quốc tế (ICC).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sức ép ngừng bắn với Nga

Tân Thủ tướng Đức Merz tin rằng thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày ở Ukraine là khả thi nhưng "quả bóng giờ hoàn toàn nằm trong sân của Matxcơva".

Sức ép ngừng bắn với Nga

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới

Cuộc hội đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Nga Putin mở ra giai đoạn phát triển mới cho quan hệ hai nước trong kỷ nguyên mới.

Chờ dự án Việt - Nga trong kỷ nguyên mới

Nga xác nhận lệnh ngừng bắn kết thúc, Kiev bị tấn công

Nga xác nhận lệnh ngừng bắn 3 ngày đã kết thúc, và ngay sau đó diễn ra cuộc tấn công bằng drone tại vùng thủ đô của Ukraine.

Nga xác nhận lệnh ngừng bắn kết thúc, Kiev bị tấn công

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Đăng tải trên mạng xã hội ngày 10-5, Tổng thống Donald Trump ca ngợi đàm phán về quan hệ Mỹ - Trung tại Thụy Sĩ cùng ngày.

Ông Trump: Đàm phán tại Geneva thiết lập lại quan hệ thương mại Mỹ - Trung

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Ông Putin đưa ra lời đề nghị đàm phán trực tiếp với Ukraine, vài giờ sau khi Kiev và các lãnh đạo châu Âu kêu gọi ngừng bắn 30 ngày từ đầu tuần sau.

Nga muốn gặp trực tiếp giải quyết tận gốc vấn đề với Ukraine

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5

Các đồng minh của Kiev gây sức ép để Matxcơva ngừng bắn 30 ngày từ tuần sau; Ông Trump thấy tích cực về đàm phán Mỹ - Trung.

Tin tức thế giới 11-5: Ông Putin đề xuất đàm phán Nga - Ukraine vào ngày 15-5
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar