13/06/2021 09:24 GMT+7

Công nhân vận chuyển rác thải y tế - những chiến sĩ chống dịch thầm lặng

LÊ PHAN - DUYÊN PHAN
LÊ PHAN - DUYÊN PHAN

TTO - Trong cuộc chiến chống COVID-19, có những người ít được biết đến nhưng lại đóng một vai trò không nhỏ để ngăn chặn các nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Họ chính là những công nhân môi trường với nhiệm vụ vận chuyển rác thải y tế.

Công nhân vận chuyển rác thải y tế - những chiến sĩ chống dịch thầm lặng - Ảnh 1.

Rác thải sau khi đem về bãi tập kết được phun khử khuẩn trước khi đi vào công đoạn xử lý

TP.HCM những ngày này thời tiết nóng hầm hập, đợt dịch thứ ba bùng lên với các điểm dịch phát sinh liên tục từng ngày. Hàng trăm điểm phong tỏa, cách ly được cơ quan chức năng khoanh vùng dập dịch với phương châm "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Và cũng từ đó hàng chục tấn rác có yếu tố dịch tễ được thải ra, lực lượng công nhân môi trường nhận nhiệm vụ xử lý để tránh lây lan. 

Từ những hộp cơm, đồ dùng cá nhân, đồ bảo hộ y tế đều được xử lý nghiêm ngặt. Từng chuyến xe thu gom đến các khu cách ly rồi rời đi, họ âm thầm cùng thành phố đẩy lùi dịch bệnh. 

Những công nhân này cũng phải xa gia đình ở cách ly tập trung tại các điểm xử lý rác để đảm bảo an toàn. Bữa cơm vội ngay công trường xử lý rác giữa những ngày hè căng thẳng.

Bộc bạch về công việc thu gom rác liên quan dịch COVID-19, anh Nguyễn Thiên Kim, công nhân Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM, cho biết: "Tôi sợ nhưng xã hội cần chúng tôi". Cùng khoác lên mình bộ đồ bảo hộ, các y bác sĩ xông pha tuyến đầu thì công nhân môi trường bọc lót tuyến cuối trong công tác chống dịch.

Tổ vệ sinh môi trường, xử lý rác thải không chỉ có anh Kim mà còn có hàng trăm công nhân đang miệt mài làm việc. Họ là những người hùng, những chiến sĩ vô danh ít được nhắc tới nhưng lại có vai trò quan trọng trong cuộc chiến chung chống COVID-19.

Theo số liệu thống kê, mỗi ngày TP.HCM có khoảng 15 tấn rác y tế nguy hại, trong đợt dịch này thành phố phát sinh thêm khoảng 15-17 tấn rác thải liên quan đến khu phong tỏa, cách ly có yếu tố COVID-19. 

Hằng ngày lượng rác này được thu gom đưa đến xử lý tại hai lò đốt ở Bình Hưng Hòa và Đông Thạnh do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP.HCM thực hiện. Có hơn 100 công nhân tham gia công việc này.

Công nhân vận chuyển rác thải y tế - những chiến sĩ chống dịch thầm lặng - Ảnh 2.

Rác thải y tế được tập trung chuẩn bị đưa vào lò đốt

Công nhân vận chuyển rác thải y tế - những chiến sĩ chống dịch thầm lặng - Ảnh 3.

Vì làm việc trong môi trường nguy hiểm, các công nhân môi trường đô thị phải mặc trang phục bảo hộ cả ngày

Công nhân vận chuyển rác thải y tế - những chiến sĩ chống dịch thầm lặng - Ảnh 4.

Anh Trần Hữu Phúc (33 tuổi) xem lộ trình di chuyển điểm lấy rác trước khi bắt đầu hành trình

Công nhân vận chuyển rác thải y tế - những chiến sĩ chống dịch thầm lặng - Ảnh 5.

Lực lượng công nhân vệ sinh thu gom, vận chuyển rác thải y tế tại một địa điểm được khu vực khoanh vùng, cách ly thuộc P.5, Q.11

Công nhân vận chuyển rác thải y tế - những chiến sĩ chống dịch thầm lặng - Ảnh 6.

Rác thải sau khi được thu gom trong khu cách ly sẽ được phun khử khuẩn kỹ lưỡng trước khi về khu xử lý

Công nhân vận chuyển rác thải y tế - những chiến sĩ chống dịch thầm lặng - Ảnh 7.

Xe chở rác thải y tế về đến khu vực xử lý

Công nhân vận chuyển rác thải y tế - những chiến sĩ chống dịch thầm lặng - Ảnh 8.

Nhân viên Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị điều khiển lò đốt xử lý rác tại công trường Đông Thạnh, Hóc Môn

Công nhân vận chuyển rác thải y tế - những chiến sĩ chống dịch thầm lặng - Ảnh 9.

Việc phải mặc đồ bảo hộ liên tục trong nhiều giờ đồng hồ khiến các công nhân không mấy dễ chịu, nhưng để đảm bảo an toàn, tất cả mọi người đều tuân thủ

Công nhân vận chuyển rác thải y tế - những chiến sĩ chống dịch thầm lặng - Ảnh 10.

Sau khi tan ca, họ rửa tay và sát khuẩn kỹ bằng cồn

Công nhân vận chuyển rác thải y tế - những chiến sĩ chống dịch thầm lặng - Ảnh 11.

Công nhân Nguyễn Thanh Bình ăn vội miếng cơm trước khi vào làm ca chiều

Công nhân vận chuyển rác thải y tế - những chiến sĩ chống dịch thầm lặng - Ảnh 12.

Cứ thế, công việc của họ bắt đầu từ 4h sáng đến tận tối khuya

NÓNG: TP.HCM tạm phong tỏa Bệnh viện Bệnh nhiệt đới

TTO - Sở Y tế TP.HCM chiều 12-6 cho biết vừa quyết định tạm phong tỏa Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM do phát hiện nhân viên làm việc tại bệnh viện nghi mắc COVID-19.

LÊ PHAN - DUYÊN PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar