12/12/2022 17:17 GMT+7

Công nhân tất bật 'vá' lại vỉa hè lát đá 'bền 70 năm' bị nứt vỡ

PHẠM TUẤN
PHẠM TUẤN

TTO - Hàng chục công nhân đang hối hả đào xới để "vá", thay mới lại đá trên vỉa hè phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) vì đá tự nhiên "bền 70 năm" được lát trước đó đã bị nứt vỡ, hư hỏng nghiêm trọng.

Công nhân tất bật vá lại vỉa hè lát đá bền 70 năm bị nứt vỡ - Ảnh 1.

Công nhân vá lại những đoạn vỉa hè bị vỡ trên đường Lê Trọng Tấn chiều 12-12 - Ảnh: PHẠM TUẤN

Chiều 12-12, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, tại tuyến phố Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội), hàng chục công nhân đang hì hục đào lên những viên đá lát vỉa hè bị nứt vỡ để tiến hành lát lại, thay thế bằng những viên đá tự nhiên mới.

Sau khi công nhân đào các viên đá bị hỏng lên, vỉa hè đường Lê Trọng Tấn trở nên loang lổ, khuyết những mảng lớn bởi số lượng "đá tự nhiên" bị vỡ, hỏng tương đối lớn. Có nhiều đoạn vỉa hè gần như được lật lên toàn bộ để làm lại.

Các viên đá mới có độ dày hơn nhiều so với các viên đá được lát vào năm 2016.

Công nhân tất bật vá lại vỉa hè lát đá bền 70 năm bị nứt vỡ - Ảnh 2.

Những mảng loang lổ lớn được tạo ra khi những viên đá hỏng, vỡ được lật lên để thay mới - Ảnh: PHẠM TUẤN

Được biết, tuyến phố Lê Trọng Tấn từng được xem là tuyến phố "kiểu mẫu" trong việc "lát đá tự nhiên có độ bền 70 năm", với mức đầu tư lên tới gần 225 tỉ đồng từ nguồn ngân sách TP. Tuy nhiên, dù mới được triển khai thi công trong năm 2016, nhưng đến nay, đã hư hỏng xuống cấp nghiêm trọng đến mức phải đào lên để "vá" lại.

Công nhân tất bật vá lại vỉa hè lát đá bền 70 năm bị nứt vỡ - Ảnh 3.

Đá "tự nhiên" mới được đưa vào "vá" vỉa hè lần này dày hơn nhiều đá "tự nhiên" cũ - Ảnh: PHẠM TUẤN

Cô Bảy (quê Phúc Thọ, Hà Nội) - công nhân phụ hồ - nói: "Vỉa hè ở đây gần như hỏng hết, nên chúng tôi được thuê để thay mới lại những chỗ đã hỏng. Đá cũ mỏng lắm, mỏng bằng một nửa  so với đá mới được thay đợt này".

Công nhân tất bật vá lại vỉa hè lát đá bền 70 năm bị nứt vỡ - Ảnh 4.

Đá cũ, mới đan xen sau khi vỉa hè được "vá" lại - Ảnh: PHẠM TUẤN

Công nhân tất bật vá lại vỉa hè lát đá bền 70 năm bị nứt vỡ - Ảnh 5.

Máy cắt đá là vật dụng không thể thiếu để cắt những phiến đá vừa với kích thước nơi vỉa hè cần "vá" - Ảnh: PHẠM TUẤN

Ngoài tuyến phố Lê Trọng Tấn, tại đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân) - một trong những tuyến phố được lát đá tự nhiên nhưng bị hư hỏng nghiêm trọng nhất - hiện cũng đã được xếp những chồng đá tự nhiên lớn hai bên đường để chuẩn bị "vá áo" cho vỉa hè tại đây.

Công nhân tất bật vá lại vỉa hè lát đá bền 70 năm bị nứt vỡ - Ảnh 6.

Tại đường Nguyễn Trãi, những chồng đá tự nhiên cũng đang được xếp hai bên đường để sẵn sàng "vá" lại vỉa hè cũ đã hỏng - Ảnh: PHẠM TUẤN

Trước đó, ngày 5-12, Tuổi Trẻ Online đã phản ánh về tình trạng nhiều tuyến phố được lát đá tự nhiên "có độ bền 70 năm" nhưng đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn gần như bị vỡ nát, nứt toác.

Trước thông tin trên, ông Võ Nguyên Phong - giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - giải thích: "Những tuyến đường mà báo chí phản ánh toàn những dự án thi công trước thời điểm này (trước khi ban hành quyết định 1303 năm 2019 - PV), lúc đó đang thực hiện thi công theo quyết định cũ.

Thời điểm này, chất lượng đá sử dụng để lát vỉa hè trước khi có quyết định 1303 của TP được khai thác bằng phương pháp nổ mìn nên đá bị om. Ngoài ra, đá marble thường có gân đá, không được đồng chất, khi mưa xuống thì bị giãn nở, tự vỡ, thậm chí không cần tác động vật lý".

Trước giải thích trên của lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm - phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam - cho biết cần phân loại rõ hè phố để có loại đá lát phù hợp, tuyến đường đi bộ phải khác tuyến đường có xe máy, ô tô ra vào. Tuy nhiên, theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, hiện nay chưa có phân loại cụ thể, mà đa phần dự án lát đá đều cào bằng, đổ đồng.

"Hà Nội cũng cần phải chú trọng trong việc nghiệm thu vật liệu để làm. Đá khai thác tự nhiên hay đá khai thác nổ mìn, nhân tạo phải khác nhau. Việc dùng đá nổ mìn để vào lát vỉa hè mà khẳng định có độ bền 70 năm chứng tỏ năng lực của cán bộ quản lý có vấn đề. Không thể chỉ nói là do đá nổ mìn nên bị vỡ được, mà phải thấy trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc lựa chọn nguyên vật liệu không đảm bảo chất lượng" - ông Nghiêm nói thêm.

Ông Nghiêm cho rằng cần phải quan tâm đồng bộ, trong đó có cả kiểm soát chất lượng đá đầu vào, chứ không thể "đổ lỗi" cho cách thức khai thác.

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội: Đá vỉa hè nứt một phần do 'mưa xuống đá giãn nở, tự vỡ'

TTO - Ông Võ Nguyên Phong - giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội - cho biết vỉa hè lát đá tự nhiên “có độ bền 70 năm” ở Hà Nội vỡ nát sau thời gian ngắn sử dụng một phần do "mưa xuống đá giãn nở nên tự vỡ".

PHẠM TUẤN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kịch bản ‘thổi’ khống vốn, trả hoa hồng kiểu đa cấp, lừa 566 nhà đầu tư

Tổng giám đốc cùng phó tổng giám đốc Công ty cổ phần vựa miền Trung dùng chiêu trò bán cổ phần để huy động vốn rồi lừa đảo hơn 500 nạn nhân.

Kịch bản ‘thổi’ khống vốn, trả hoa hồng kiểu đa cấp, lừa 566 nhà đầu tư

Thí điểm sang tên, không cần công chứng khi mua bán xe qua VNeID tại TP.HCM

Từ nay đến hết tháng 5-2025, Bộ Công an triển khai thí điểm sang tên xe trên Cổng dịch vụ công tại TP.HCM khi mua bán.

Thí điểm sang tên, không cần công chứng khi mua bán xe qua VNeID tại TP.HCM

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho cụ Nguyễn Thị Thanh Bình

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên đã trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng đợt 19-5 cho cụ Nguyễn Thị Thanh Bình, đảng viên 99 tuổi ở quận Tân Bình.

Bí thư TP.HCM Nguyễn Văn Nên trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng cho cụ Nguyễn Thị Thanh Bình

Hải Phòng thành lập khu thương mại tự do, được giao dịch bằng ngoại tệ

Khu thương mại tự do Hải Phòng là khu vực có ranh giới địa lý xác định, được thành lập để thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù.

Hải Phòng thành lập khu thương mại tự do, được giao dịch bằng ngoại tệ

Mùa mưa, lo chuyện ngập

Mùa mưa bắt đầu, TP.HCM lại lo chuyện ngập nước ở các vùng trũng thấp.

Mùa mưa, lo chuyện ngập

Chi tiết dự kiến quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập

Chi tiết dự kiến về quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập theo hồ sơ đề án được Bộ Nội vụ xây dựng.

Chi tiết dự kiến quy mô dân số, diện tích, kinh tế của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar