15/06/2018 09:31 GMT+7

'Con ước gì không có môn piano trên đời'

ĐẶNG THẢO
ĐẶNG THẢO

TTO - Tôi có một chị bạn khoe vừa mua cây đàn piano gần 40 triệu đồng cho con gái 8 tuổi để học hè, nhưng khi mang về nhà thì con buông lời: 'Con ước gì không có môn học này trên đời'.

Con ước gì không có môn piano trên đời - Ảnh 1.

Bất chợt tôi nhớ đến những ngày hè đơn giản với các niềm vui tự nhiên của bọn trẻ quê nhà.

Con thích đàn hay cha mẹ muốn làm sang?

Là bác sĩ ở một bệnh viện lớn tại TP.HCM bỏ ra số tiền trên mua một cây piano không phải là chuyện khó, và ngay cả một gia đình trung lưu cũng có thể dành dụm để mua vì con, cho con.

Chị kể rằng mong muốn "con gái rượu" được thật tự do thoải mái, đầu óc không nghĩ đến sách vở nên hướng con học môn âm nhạc cho nhẹ nhàng như một liều thuốc giải tỏa căng thẳng, giúp con thư giãn, làm cho cuộc sống của con thú vị hơn, đỡ nặng nề hơn.

Mua đàn và thuê giáo viên về nhà dạy là cách mà chị chọn cho con thư giãn những ngày hè. Nhưng câu nói của con bé: "Con ước gì không có môn học này trên đời" rõ ràng là con chị không thể phản đối việc học nhạc nhưng cũng không có cách nào khác.

Khái niệm "3 tháng nghỉ hè" là một thuật ngữ dường như mang tính định kiến vì từ lâu lắm rồi trẻ con từ nông thôn đến thành thị đều chẳng biết đến một kỳ nghỉ hè trọn vẹn.

Còn những ông bố, bà mẹ luôn cố tỏ ra muốn con mình thật thoải mái, không ép con học văn hóa nhưng lại cho con theo học những lớp học vẽ, học võ, học nhạc... Câu hỏi đặt ra rằng: Có ai hỏi thử con có năng khiếu hoặc hứng thú nào với suy nghĩ của cha mẹ không?

Lát cắt về giấc mơ mang tên "nghỉ hè"

Câu chuyện kể trên không khác gì cảnh mỗi buổi tối tôi chứng kiến. Sống chung với chủ nhà (Q.3, TP.HCM), mỗi tối về nhà chưa kịp bấm chuông cổng thì tôi đã nghe tiếng piano non nớt, lặp đi lặp lại một hợp âm, cần mẫn, đúng một thời điểm vang ra bên ngoài. Xen lẫn có cả tiếng nộ nạt, mắng nhiếc, sau đó thì hợp âm rối lên hoặc im bặt.

Để lên đến phòng tôi phải đi ngang qua chiếc piano mà con gái của chủ nhà đang ngồi, nhưng không dám nhìn vì để em tập trung. Vừa bước lên cầu thang, đầu tôi luôn hình dung về một cô bé lớp 5 đang cặm cụi học đàn trong tiếng nấc, trong sự ép buộc và trong ánh mắt kỳ vọng của người mẹ.

Một hôm đi làm sớm, xuống dưới nhà thì thấy em đã ngồi ở cửa, tôi hỏi thì em cũng nói một điều như mẫu số chung của bao đứa trẻ học vì "sở thích" của ba mẹ.

"Con có muốn học đàn đâu, chưa nghỉ hè thì con được "né" môn nhạc nhưng phải lo những môn văn hóa. Nghỉ hè rồi thì hết "né", học nhạc để mẹ vui mà con cũng không bị la", con bé hồn nhiên kể sự tình.

Những ngày bình thường trong năm học, bé không phải bị ép học nhạc. Còn cây piano ngày ngày được người giúp việc lau chùi bóng nhoáng, nằm im ỉm bên cạnh bộ bàn sofa phòng khách trông rất sang trọng.

Ở thành phố lớn, khi các em nghỉ hè, hầu hết được gia đình cho theo học các môn năng khiếu: ca, múa, đàn, hát hay thể dục thể thao... chưa nói chuyện các em thích hay không. Nếu gia đình có điều kiện và cầu kỳ nữa các em sẽ được học thêm thiền, yoga, khiêu vũ, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng thuyết trình, giải phóng tư duy...

Đó là điều tốt. Thế nhưng áp đặt chủ quan của ba mẹ lên các con là chuyện tôi nghĩ cần bàn thêm.

Câu chuyện về học đàn piano chỉ là một lát cắt về giấc mơ mang tên "nghỉ hè". Dẫu biết rằng không có cha mẹ nào không cảm thấy tự hào khi con mình lướt một bản piano réo rắt nhưng ngọn lửa duy trì động lực và thật sự cảm thấy thư giãn, thoải mái có phải dựa trên năng khiếu, sở thích?

Âm nhạc giúp các em phát triển tốt cảm xúc nhưng nếu chỉ vì bị ép buộc thì cảm xúc của một đứa trẻ sẽ tồi tệ hơn rất nhiều, những nốt nhạc được cất lên cũng hỗn loạn chẳng khác gì tâm trạng khi bị cha mẹ ép buộc.

Những lúc gặp cảnh phụ huynh và con trẻ "xung đột" trong các ngày hè, tôi thường nhớ đến những đứa trẻ ở quê. Vào hè, những đứa trẻ quê luôn phơi mặt ra ruộng để hái ớt, trồng khoai, chăn trâu với ba mẹ. Da thì đen trũi vì suốt ngày bêu nắng, đạp xe đạp.

Khỏe mạnh, nhanh nhẹn và không biết chơi nhạc cụ gì, sách vở thì chỉ thích truyện tranh. Đôi khi giải trí bằng những bản nhạc cất lên từ tiếng nắp xoong, vỏ lon... nhưng các em say mê hát hò giữa cánh đồng. Mọi thứ đơn giản và mang lại niềm vui tự nhiên.

Và tôi, cũng như bao người mẹ đều mong muốn con mình vẫn là một đứa trẻ bình thường, với niềm vui tự nhiên trong những ngày hè do chính con chọn trên sở thích, năng khiếu.

TTO - Cha mẹ có thử nghĩ có nên 'khóa chân' con ở các lớp học hè hay không khi mà con luôn trong trạng thái mệt mỏi, quá tải, bất mãn vì vừa kết thúc năm học lại học hè rồi lại bước vào năm học mới?

ĐẶNG THẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Tỉnh Khánh Hòa hợp tác với Trường đại học Bách khoa TP.HCM, mở ra cơ hội đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật ở địa phương.

Trường đại học Bách khoa TP.HCM mở phân hiệu tại Khánh Hòa

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Năm 2025, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông lần đầu sử dụng kết quả bài thi đánh giá năng lực do Trường đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức; thí sinh đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia được cộng điểm thưởng từ 1 - 3 điểm.

Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông xét điểm 4 kỳ thi riêng

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Một trường tiểu học ở Kiên Giang đang kêu cứu khẩn cấp trước bản án của tòa án buộc phải nhận lại bảo vệ cũ, đồng thời bồi thường một khoản tiền lớn. Thậm chí cơ quan thi hành án cho biết sẽ cưỡng chế nếu không thực hiện.

Tập thể trường tiểu học 'kêu cứu' vì bị buộc bồi thường, nhận lại bảo vệ cũ

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Khái niệm 'đại học' và 'trường đại học' tiếp tục được nhiều lãnh đạo trường đại học đưa ra bàn luận tại hội thảo lấy ý kiến chính sách xây dựng Luật Giáo dục đại học (sửa đổi), diễn ra tại TP.HCM.

Không phải đại học có cấp bậc cao hơn trường đại học

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID thì sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Trẻ em và học sinh chưa có căn cước công dân, VNeID, sử dụng thẻ bảo hiểm y tế thế nào?

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn

Theo chuẩn đầu vào ngành vi mạch bán dẫn trình độ đại học, thí sinh xét điểm thi tốt nghiệp THPT phải có môn toán đạt ít nhất 8 điểm, tổng điểm 3 môn xét tuyển tối thiểu từ 24 điểm.

Đạt tối thiểu 24 điểm 3 môn mới được xét tuyển ngành vi mạch bán dẫn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar