22/06/2010 00:26 GMT+7

Côn trùng - thực phẩm tương lai

LÊ TẤN (Theo Le Monde)
LÊ TẤN (Theo Le Monde)

TTCT - Tưởng chỉ có dân nghèo mới “xực” sâu bọ, nay loại thực phẩm này đang được Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) kỳ vọng sẽ giúp thay thế thịt cá để đảm bảo an ninh lương thực thế giới trong những thập niên tới.

Phóng to
Nghề nuôi côn trùng tạo nhiều công ăn việc làm ở nông thôn Lào - Ảnh: V.T.B.

Việc phát triển côn trùng như nguồn thức ăn thay thế thịt cá là một trong những hướng nghiên cứu của nhiều chuyên gia, trong đó có FAO. Tổ chức này đang soạn thảo những đề nghị để trước cuối năm 2010 sẽ chính thức khuyến khích các quốc gia thành viên duy trì và phát triển sản phẩm tiêu dùng này.

Đạm nhiều hơn cả thịt bò

Theo các chuyên gia, côn trùng có nhiều chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất khoáng (kẽm, sắt), nhiều vitamin. Chẳng hạn 100g châu chấu chế biến chứa 26,3g đạm, trong khi lượng thịt bò tương đương chỉ chứa 20,2g. Ngoài ra, nuôi côn trùng đạt năng suất cao hơn gia súc truyền thống.

“Phải cần 10kg thức ăn từ nguồn thực vật để có được 1kg thịt bò, trong khi chỉ cần 1kg hoặc 2kg đối với sâu bọ ăn được” - nhà côn trùng học Arnold Van Huis thuộc ĐH Wageningen (Hà Lan) giải thích.

Nuôi côn trùng cũng ít cần nước. Theo FAO, 70% đất canh tác và 9% nước ngọt dành cho chăn nuôi hiện chiếm 18% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Lượng cá tự nhiên bị khai thác cạn kiệt, trong khi cá nuôi được cho ăn từ bột cá tự nhiên chế biến. Trong tình hình đó, làm thế nào để nuôi 9 tỉ cư dân hành tinh vào năm 2050?

“Chúng tôi cần nguồn chất đạm thay thế và côn trùng là một trong số đó” - chuyên gia Paul Vantomme thuộc Vụ Lâm nghiệp của FAO nói. Trong thiên nhiên, côn trùng có rất nhiều và cũng dễ nuôi vì chúng sinh sản nhanh trong những không gian hẹp và nhờ đó tránh gây ô nhiễm. Những loài mắn đẻ nhất có thể trở thành một dạng “tiểu gia súc”.

Tuy nhiên, vấn đề là phải vượt qua cảm giác ghê rợn khi ăn côn trùng dù đã được chế biến thật hấp dẫn. Ở nhiều nơi, côn trùng được xem là dơ bẩn, gây bệnh tật và tàn phá mùa màng, dù không ít loài rất có ích (giúp thụ phấn hoặc làm đất đai màu mỡ) và là một yếu tố cơ bản trong hệ sinh thái. Người ta tổng kết có khoảng 1.400 loài côn trùng được ưa chuộng ở châu Phi, châu Á và Mỹ Latin. Trung Quốc, Nhật, Thái Lan, Mexico và cả quốc gia tổ chức World Cup 2010 Nam Phi là những khách hàng quan trọng nhất.

Nguồn thực phẩm bền vững

Người ta ăn côn trùng vào những dịp đặc biệt hoặc chỉ để ăn chơi, dù có nơi côn trùng là nguồn thức ăn chính. Ở Lào, hoạt động nuôi côn trùng đang phát triển, cung cấp nguồn thực phẩm bổ sung và cả công ăn việc làm ở nông thôn.

Ở phương Tây tâm lý ngán ngại côn trùng vẫn còn phổ biến. Chính vì vậy các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này phải lách bằng những sản phẩm bánh kẹo mà người ăn không nhìn thấy côn trùng trong đó, như kẹo bò cạp, bánh sâu bột... Tất nhiên các sản phẩm này tuân thủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Chúng tôi xem côn trùng như một dạng thực phẩm bền vững” - trưởng dự án của Hãng Bugs Organic Food (Hà Lan) nói. Chính phủ nước này hỗ trợ tài chính cho các dự án nuôi côn trùng vì Hà Lan có nền công nghiệp chế biến thực phẩm quan trọng và rất muốn đi đầu. Hiện có nhiều doanh nghiệp Hà Lan nghiên cứu chiết xuất chất đạm từ côn trùng để bổ sung vào những món ăn mà người không thích côn trùng chấp nhận được.

Ngoài ra còn có một hướng đi tiềm năng khác, đó là sử dụng “tiểu gia súc” để làm nguồn thức ăn nuôi gia súc lớn. Dù biết rằng vẫn còn nhiều việc phải làm, nhà côn trùng học Van Huis tỏ ra rất lạc quan về tương lai của việc tiêu thụ côn trùng trực tiếp hoặc gián tiếp. Ông khẳng định: “Chúng tôi đã có nhiều bước tiến về mặt đánh động ý thức của mọi người từ 10 năm nay”.

Tại Nhật, ông Shoichi Uchiyama đã viết một quyển sách về thực đơn chế biến 80 món côn trùng, trong đó có món ấu trùng ăn lạnh chấm với nước tương và wasabi. Hằng năm, ông Uchiyama tổ chức nhiều buổi nếm thử côn trùng và cổ vũ mọi người ăn vì theo ông, chúng rất giàu đạm và dễ nuôi.

Tại tỉnh miền núi Nagano quê hương ông, người dân ăn côn trùng từ xa xưa. Tại đây, doanh nghiệp gia đình Tsukahara Delicacy ra đời cách nay 74 năm bán món châu chấu chế biến với giá 1.050 yen/200g. Riêng món ấu trùng ong trộn với mật có giá đắt hơn: 2.000 yen/80g nhờ đặc tính nên thuốc.

LÊ TẤN (Theo Le Monde)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar