27/02/2024 09:42 GMT+7
Trở lại chủ đề

Con thi rớt rồi ba ơi!

Trong bữa cơm chiều, tôi hỏi thăm con về kết quả thi tốt nghiệp THPT. Đang ăn cơm, con ngưng đũa và nói: "Con thi rớt rồi ba ơi!". Nói xong câu, con gục mặt sợ sệt vì cháu biết tôi rất nóng nảy.

Con thi rớt rồi ba ơi!- Ảnh 1.

Nghe con nói vậy, tôi hơi bất ngờ, định buông đũa bỏ bữa cơm. Bao suy nghĩ chợt đến trong trí tôi như thi rớt THPT thì ra xã hội làm được gì?

Nuôi con học hành mười mấy năm mà kết quả tệ như thế này thì ba mẹ mắc cỡ với dòng họ, hàng xóm láng giềng bao giờ mới hết.

Nhưng nhìn vẻ mặt con sợ sệt, buồn tủi, tôi cũng từ từ "hạ hỏa". "Thi rớt rồi thời gian tới con định làm gì?".

Con nhỏ nhẹ đáp: "Con sẽ nghỉ mấy ngày, ở nhà chăm mấy con gà và vườn cây cho đầu óc thanh thản. Sau đó, con xin chuyển xuống Trung tâm Giáo dục thường xuyên học lại chương trình lớp 12 năm để sau thi lại.

Khi đậu tốt nghiệp con mới tính tiếp phải làm gì, học trường nào. Bằng tốt nghiệp THPT hay bằng bổ túc văn hóa cũng có giá trị tương đối ngang nhau nên con không lo".

Nghe con nói vậy, tôi cũng mừng. Trong lòng cũng hơi lo sợ thi rớt con chán nản, tụ tập bạn bè lêu lổng.

Tôi nhẹ nhàng an ủi con thi cử đậu rớt là chuyện thường tình, nhưng khi thi rớt có rút ra bài học nào không mới quan trọng. Thi rớt do hổng kiến thức thì học lại, ôn lại cho vững phần đó.

Sau đó con tự đến trường học cũ rút học bạ, chuyển sang trường mới. Từ khi chuyển học trường mới, tôi nhận thấy con tự giác học nghiêm túc, chăm học hơn.

Cuối năm đó, con thi đậu tốt nghiệp phổ thông hệ giáo dục thường xuyên. Khi có kết quả thi, con nói với tôi:

"Sức học của con mức trung bình nên không thi đại học, cao đẳng mà xin học trường trung cấp nghề để làm ăn sinh sống".

Tôi đồng ý và con học ngành cơ khí. Con học hành chăm chỉ, tay nghề vững. Năm học thứ hai trường giới thiệu đi làm ở các công trình trong huyện Củ Chi.

Sau khi tốt nghiệp, con tôi đi hợp tác lao động tại Nhật Bản hơn 4 năm nay. Ở Nhật, con làm việc đúng ngành cơ khí nên không gặp trở ngại gì lớn.

Tôi rút ra một điều: Khi con học hành không như ý muốn của cha mẹ, đừng vội quát tháo trút giận lên con. Hãy để con bình thản nghiền ngẫm lý do thất bại.

Rồi cha mẹ cùng con tìm cách khắc phục, đứng lên đối diện với cuộc đời. Hơn ai hết, con sẽ biết lựa chọn con đường phù hợp nhất với mình để vững bước vào đời.

Vượt qua nỗi buồn thi rớt

TTO - "Con tôi rớt cả ba nguyện vọng vào lớp 10 công lập ở TP.HCM. Xem điểm xong, không chỉ mình con buồn mà cả gia đình tôi đều im lặng. Tuy nhiên, thái độ buông xuôi chán chường của con khiến tôi thấy sợ...".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Sau sáp nhập địa giới, xã Triệu Phong - nơi chúa Nguyễn lập nghiệp gần 500 năm trước - có Trường tiểu học Nguyễn Hoàng. Đây là điều tâm huyết của nhiều người suốt một thập kỷ qua.

Trường tiểu học đầu tiên mang tên Nguyễn Hoàng trên vùng đất chúa Nguyễn lập nghiệp

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Lớp học về chuyển đổi số, sử dụng AI và phòng chống lừa đảo của thầy Đinh Ngọc Sơn sau 3 tháng hoạt động đã hỗ trợ hàng trăm người cao tuổi.

Thầy giáo mở lớp học AI và chuyển đổi số miễn phí cho người cao tuổi

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Trong thời gian chờ điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều học sinh lên mạng xã hội tìm việc làm thêm, nhiều em đã bị kẻ lừa đảo dụ dỗ vào bẫy 'việc nhẹ lương cao'.

Liên tiếp học sinh suýt sập bẫy 'việc nhẹ lương cao' sau thi tốt nghiệp THPT

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Hàng loạt trường đại học triển khai hệ thống chatbot AI, hoạt động 24/7, nhằm hỗ trợ thí sinh tiếp cận thông tin tuyển sinh, tư vấn.

Bùng nổ chatbot AI tư vấn xét tuyển đại học

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Có bao nhiêu học sinh đủ ý thức kỷ luật và tự giác để điện thoại nằm yên trong cặp và chuyên tâm học tập?

Là phụ huynh và giáo viên, tôi hoàn toàn tán thành cấm điện thoại trong trường

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'

Những nội dung 'nóng' này sẽ được giải đáp tại Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, diễn ra ngày 19-7 tại Hà Nội và TP.HCM.

Đi Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển để được 'gỡ rối'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar