05/03/2025 10:26 GMT+7

Con tham gia nhiều nhóm chat, cha mẹ nên làm gì?

Hiện nay đa số học sinh đều tham gia các nhóm chat để học tập, làm bài nhóm. Bên cạnh thuận tiện, việc con trẻ có quá nhiều nhóm chat khiến phụ huynh lo lắng tình trạng học thì ít mà chơi thì nhiều.

Học sinh tham gia nhiều nhóm chat, nên hay không? - Ảnh 1.

Học sinh tham gia nhiều nhóm chat học tập, trò chuyện - Ảnh: YẾN TRINH

Nhóm chat học tập, rồi nhóm bạn thân…

Học ngày hai buổi, chưa kể đi học thêm, tầm 18h Bảo Minh, học sinh lớp 11 một trường THPT dân lập tại TP.HCM, mới được sử dụng điện thoại. Minh có khoảng 15 nhóm Zalo, Facebook.

"Tôi tham gia các nhóm chat chủ yếu trao đổi bài tập, học nhóm, trò chuyện với bạn bè và cập nhật thông tin từ lớp. Ngoài ra, có những nhóm riêng cho các bạn thân để trò chuyện và những nhóm fan thần tượng để mình giao lưu…", Minh cho biết.

Về lý do tham gia nhiều nhóm chat học tập, Minh lý giải hầu như mỗi lần làm bài nhóm là Minh và các bạn lại đổi nhóm để biết thêm cái mới.

"Nếu có bài tập hoặc làm bài nhóm, ôn thi, các nhóm này sẽ hoạt động nhiều, tầm 1 - 2 tiếng vào lúc 19h. Mọi người gọi cho nhau để chia sẻ. Ngày nào không có bài thì ít hoạt động…", Minh chia sẻ.

Lúc còn nhỏ, thỉnh thoảng ba mẹ Minh nhìn thấy các nhóm chat của con trai sẽ hỏi là nhóm có ai, rồi nhóm đó để làm gì. Nhưng nay Minh lớn rồi nên ba mẹ để con có không gian riêng tư, ít đề cập tới.

Theo Minh, nếu biết cách sắp xếp, việc có nhiều nhóm không quá bất tiện. Minh thường ghim những nhóm quan trọng lên để dễ theo dõi, và kiểm tra tin nhắn thường xuyên nên ít khi bị sót.

Còn chuyện chat nhầm, đôi lúc Minh bị nhầm nhưng những nội dung đó cũng không có vấn đề gì. Với bạn học khác trường, thời gian nhắn tin khác nhau nên Minh tắt thông báo.

Ưu tiên việc học, Minh tự đặt ra một số nguyên tắc như không nói chuyện ngoài lề quá nhiều trong nhóm học tập, không gửi tin nhắn "spam" làm loãng nội dung, và biết mục đích nhóm này để làm gì nhằm gửi nội dung phù hợp. 

"Còn lại các nhóm khác thì tôi thoải mái lắm", Minh cho biết.

Ba mẹ nên biết con làm gì với những nhóm chat

Có con học lớp 8, chị Huỳnh Mai Trâm (45 tuổi, ngụ quận Tân Phú) không cho con dùng điện thoại riêng, do đó con không có tài khoản Zalo. "Facebook thì lâu lâu con đề nghị mượn khi cần làm bài tập nên tôi đưa máy tính bảng cho con. Tôi không để con sử dụng máy nhiều", chị nói.

Con tham gia nhiều nhóm chat, cha mẹ nên làm gì? - Ảnh 2.

Các nhóm chat học tập là cần thiết, tuy nhiên cha mẹ cũng lo lắng khi con lướt mạng, chat nhiều - Ảnh: YẾN TRINH

Theo chị Trâm, nếu phục vụ việc học, việc có các nhóm chat vẫn tốt, nhưng chỉ sợ các bạn nhỏ lạm dụng, mượn cớ chat học nhóm nhưng thật ra để làm việc riêng. Do đó, chị thường nhắc nhở con chỉ xài iPad vào việc học, dù biết con có dùng chơi điện tử.

Khi con tham gia mạng xã hội, chat, chị lo về vấn đề người lạ kết bạn trên Facebook. Chị dặn con nếu bạn bè quen qua mạng xã hội rủ rê nọ kia thì phải cẩn thận, sợ con gặp lừa đảo.

Có hai con trai, chị Trần Mai Nhung (45 tuổi, ngụ quận Tân Bình) nhận thấy việc có các nhóm chat sẽ hiệu quả với các bạn vốn học tốt.

Con trai út của chị học lớp 9, có những nhóm trò chuyện và hay văng tục như các bạn trong nhóm. Đó là những nhóm tán gẫu, chơi game, chia sẻ các clip hài…, không phải là nhóm học tập (hoặc do cấp 2 các con ít bài tập nhóm).

Con chị chưa được sử dụng điện thoại riêng, chỉ có buổi tối dùng ké máy tính bảng của ba, đến 22h30 - 23h sẽ "tịch thu". Con lên lớp 10, chị sẽ cho con xài điện thoại riêng.

Con trai lớn của chị hiện là du học sinh năm thứ nhất. Chị kể, hồi phổ thông con có nhiều nhóm chat. Chị nhận thấy các bạn nói chuyện lịch sự, chia sẻ bài vở, tài liệu, tham gia hoạt động tập thể… Tuy nhiên, chị biết con còn có những nhóm chat, ứng dụng trò chuyện khác nữa.

Hồi học kỳ 1 năm lớp 10, khi con trai lớn còn học ở trường cũ, một nhóm chat có cô giáo thì chủ yếu cô gửi thông tin liên quan việc học. Nhóm còn lại không có cô giáo, các em hay văng tục.

Con chị ở nhà không nói tục, nhưng khi ở trong nhóm con vẫn trả lời kiểu chèn từ nói tục cho đúng phong cách chung. Từ khi qua trường mới, tình trạng này không còn nữa.

Cha mẹ làm gương, không dùng điện thoại khi ăn, đi chơi

Chị Mai Nhung cho biết hai vợ chồng luôn nghiêm khắc đối với việc con dùng điện thoại. Anh chị làm gương, như trong giờ ăn không sử dụng điện thoại. Đi du lịch, ba mẹ đề ra "đi chơi mà mỗi người đều ôm điện thoại thì đi làm gì". Anh chị dành thời gian cho con, đưa con ra ngoài cùng.

Về việc dùng điện thoại, anh chị nghiêm khắc với con ngay từ đầu, nói với con đây là điện thoại mẹ cho mượn, phải có mật khẩu để mẹ vào xem.

"Sau thời gian đầu thấy ổn, tôi không xem nữa nhưng phải nắm được con làm gì trong những nhóm đó. Và dặn con không nói nhiều trên những nhóm chat vì sợ tình trạng cãi nhau, thách thức rồi hẹn nhau ra ngoài giải quyết. Tôi cũng cho con đi học thêm, tập thể thao… để con ít thời gian lướt mạng", chị kể.

Chẳng thà nhắn tin qua mạng xã hội rồi chờ... vài ngày chứ không thích gọi điện?

Mới liên hệ công việc lần đầu, một số bạn trẻ thường có thói quen nhắn tin, gọi điện qua Facebook. Nếu có xin số điện thoại, các bạn sẽ kết bạn, gọi qua Zalo, Messenger chứ không gọi điện thoại.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM lắp biển báo giao thông phát sáng dễ nhận diện ban đêm

TP.HCM thí điểm lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phát sáng ở một số vị trí. Nhờ đó giúp người dân nhận diện biển báo tốt hơn để đi lại đúng quy định, an toàn.

TP.HCM lắp biển báo giao thông phát sáng dễ nhận diện ban đêm

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Nhiều cư xá, chung cư cũ tại TP.HCM vẫn lắp khung sắt kiên cố kiểu 'chuồng cọp' ở ban công, che kín lối thoát hiểm.

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh góp phần giảm gánh nặng chi phí, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận y tế.

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Hãi hùng xe lôi tự chế chở bó sắt 10m, chiếm hết đường ở TP.HCM

Bạn đọc Tuổi Trẻ Online phản ánh thời gian qua xe ba gác, xe lôi tự chế... vẫn chạy nhiều trên các tuyến đường ở TP.HCM, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên xử lý.

Hãi hùng xe lôi tự chế chở bó sắt 10m, chiếm hết đường ở TP.HCM

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?

Tại nghị quyết 76/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 đã có quy định cụ thể việc này.

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?

Bị xua đuổi trên vỉa hè, hãy trình báo

Xung quanh vụ xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng', nhiều bạn đọc đề nghị xử lý nghiêm hơn để chấm dứt tình trạng cát cứ vỉa hè làm của riêng.

Bị xua đuổi trên vỉa hè, hãy trình báo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar